NƯỚC NHẬT MUA CẢ THẾ GIỚI - Trang 38

trội thường xuyên đặt ra bởi ban giám đốc, hầu như không có những kỳ
nghỉ, sản lượng hàng năm bắt buộc, các hoạt động xã hội ngoài nghề nghiệp
theo tổ nhóm. Năm 1965, số giờ lao động trung bình hằng năm của mỗi
người Nhật là 2.400 giờ, hơn hàng trăm giờ so với con số ở các nước
phương Tây. Đa số nhân viên của các xí nghiệp lớn chỉ biết mình được ưu
đãi khi nhận những mức lương bổng cao hơn rõ rệt so với mức lương ở các
xí nghiệp nhỏ và vừa. Vả lại họ đã có một công việc cho trọn cuộc đời.
Được tuyển dụng ngay khi tốt nghiệp các trường đại học hoặc trung học,
những người được chọn đã thầm nguyện gắn bó suốt cuộc đời mình với xí
nghiệp. Sự thăng cấp của họ được tiến hành một cách tự động, căn cứ theo
thâm niên làm việc.

Về phần mình, xí nghiệp cũng đảm bảo một mức thù lao và an toàn vật

chất cho mỗi nhân viên và gia đình của họ cho dù công việc kinh doanh có
gặp trục trặc gì đi nữa. Việc thải hồi không bao giờ xảy ra. Bù lại, các nhân
viên cũng chấp nhận dành cả cuộc đời làm việc cho người chủ của mình.
Xin nghỉ để thay đổi chỗ làm là một hành động phi lý. Người bỏ xí nghiệp
ra đi bị xem như kẻ phản bội và anh ta rất khó tìm được một việc làm ở nơi
khác. Điều này người ta cũng đã nói nhiều, nhưng việc so sánh mới thật sự
thấy rõ trong mức độ nhất định nào đó, nó giống người võ sĩ đạo gắn bó với
lãnh chúa của mình, như lãnh chúa gắn bó các tướng quân. Luật xử thế
cũng như thế: để có sự hài hòa gọi là wa mà người Nhật rất coi trọng, xí
nghiệp có nghĩa vụ đảm bảo an toàn và bảo vệ đối với nhân viên, bù lại,
nhân viên cũng có trách nhiệm phải trung thành và tận tụy với xí nghiệp.
Thêm vào đó là ảnh hưởng của Phật giáo ở Nhật cũng như tại nhiều nước
khác ở Viễn Đông luôn khuyên bảo con người xóa bỏ tính các nhân trước
quyền lợi tập thể, tạo ra một thứ chủ nghĩa bình quân trong các tầng lớp
trung bình. Nhìn chung, nhân công Nhật rất ngoan ngoãn, siêng năng, sãn
sàng xả thaank, không hề có những xung đột dai dẳng giữa các nhóm xã hội
khác nhau như thường diễn ra ở phương Tây.

“Phép là Nhật Bản” trong giai đoạn 1955-1965 còn có thể giải thích bởi

các yếu tố khác nữa. Cần phải kể đến việc mất đi những thuộc địa cũ của
Nhật vốn là một gánh nặng cho nền kinh tế quốc gia. Việc giảm đột ngột
các chi phí quân sự cũng đã cho phép tạo ra những khoản tiết kiệm quan
trọng cho ngân sách quốc gia. Nhưng điều còn quan trọng hơn nữa là ý chí
sắt đá của người Nhật, muốn đầu tư nhập khẩu kỹ thuật của phương Tây.
Ngay từ thời đại Minh Trị, nước Nhật đã có tham vọng muốn vươn lên
ngang bằng với các cường quốc phương Tây. Và khi chiến tranh vừa chấm
dứt, các nhà lãnh đạo Nhật Bản vẫn tiếp tục không từ bỏ ý muốn san bằng
sự chậm trễ về kỹ thuật so với các nước công nghiệp khác. Đặc biệt trong
giai đoạn 1959-1964, Nhật Bản đã dành một phần đầu tư đáng kể để mua lại
các bí quyết và công nghệ mới từ các quốc gia công nghiệp để áp dụng và
sản xuất công nghiệp của nước mình. Không hài lòng với việc chỉ ứng dụng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.