các công nghệ này cho nhu cầu quốc gia, các nhà kỹ thuật và kỹ sư Nhật
Bản đã lao động không mệt mỏi trong các phòng thí nghiệm của họ, tránh
xa những cái soi mói của cuộc cạnh tranh, để không ngừng cải tiến các kỹ
thuật nhập về.
Một yếu tố nổi bật khác dẫn đến hiện tượng cất cánh kinh tế của Nhật
Bản là một năng suất cao đi kèm với mức tiêu thụ nội địa thấp. Không có
mối tương quan thần bí này, có lẽ không bao giờ nước Nhật có thể tích tụ
được bấy nhiêu của cải để tạo nên sự hùng mạnh ngày hôm nay. Trong các
năm cao điểm, các ngành công nghiệp Nhật Bản đã có năng suất tăng nhanh
chóng và ổn định trong khi mức lương chỉ tăng một cách ì ạch. Điều này
dẫn đến một hệ quả kép: giảm chi phí sản xuất và tăng mức lợi nhuận.
Thêm và “hỗn hợp nổ” ấy là một sự đạm bạc và dè xẻn mà người dân Nhật
không bao giờ chối cãi. Và đó chính là những điều kiện hội tụ để nước Nhật
tích lũy nhanh và tái đầu tư cho nghiên cứu và phát triển. Vòng tròn đã khép
lại: những cải tiến và phát minh tuôn ra như thác, các sản phẩm trở nên tốt
hơn và rẻ hơn, mức xuất khẩu tăng cao, và giành được nhưng khu vực thị
trường mới.
Năng xuất và xuất khẩu trong công nghiệp chế tạo
(Mức tăng trưởng bình quân hằng năm cho giai đoạn 1958-1965)
Tên nước
Sản xuất
Năng xuất
Xuất khẩu
Nhật
15,1
9,4
17,8
Ý
8,9
7,3
16,7
CHLB Đức
7,1
5,8
9,3
Hoa Kỳ
7,6
4,0
6,2
Anh
4,3
3,9
3,8
* Nguồn: Cơ quan kế hoạch hóa kinh tế Nhật Bản
Vậy thì sao ? Phải chăng tình hình Nhật Bản năm 1965 là tuyệt đối xán
lạn ? Tất nhiên là không. Năm 1960, nước Nhật đã trải qua một cơn náo
loạn xã hội. Phong trào phản kháng bùng nổ chống lại việc tiếp tục hiệp ước
hòa bình với Hoa Kỳ được đựa ra trước Quốc hội vào tháng 4 năm 1960.
Những người theo Đảng Xã hội, Đảng Cộng sản, Hội sinh viên quốc gia
(Zengakuren) đã cực lực phản đổi việc duy trì hiệp ước. Các cuộc biểu tình
nổ ra và lan rộng khắp nước vào ngày 26 tháng 5. Đến đầu tháng 6, các
cuộc biểu tình ấy đã chuyển thành một cuộc bạo loạn. Kết quả hàng trăm
người bị thương và một người chết. Chuyến viếng thăm Nhật Bản của tổng