thống Hoa Kỳ Eisenhower bị hủy bỏ. Thủ tướng Nobusuke Kishi đã phải từ
chức và Hayato Ikeda lên thay thế. Các nhóm cực tả và cực hữu đã trùm lên
toàn nước Nhật cái bóng tối của sự khủng bố. Nhưng, nhìn chung, Nhật Bản
đã thoát khỏi sự hỗn loạn và tiếp tục sải những bước dài trên con đường
phát triển. Người khổng lồ thiu thiu ngủ đã tỉnh giấc. Để chứng minh,
chúng ta hãy xem các chỉ số sản xuất công nghiệp của Nhật Bản. Nếu chỉ số
này là 100 vào năm 1934 rồi tụt xuống 55 vào năm 1948 thì năm 1950 nó
lại leo lên đến 84, rồi lên tiếp 181 vào năm 1955 và năm 1960 đạt mức 410.
Đó cũng là năm mức tăng trưởng của Nhật Bản lên đến con số 13,2%. Vào
năm này, hầu hết các tổ hợp công nghiệp mà tướng Mac Arthur giải tán đều
đã quay trở lại (như Mitsubishi, Mitsui). Nước Nhật đã vươn lên trong cạnh
tranh quốc tế và đã bước những bước dài về phía trước. Nhưng các đối thủ
Tây phương vẫn không hề biết, hoặc đúng hơn, các nhà lãnh đạo của
phương Tây đã khăng khăng không muốn nhìn thấy điều đó.
*
III. Cuộc tái chinh phục (1965 – 1980)
Có rất nhiều điều tưởng chừng như không thể thực hiện khi nào ta còn
chưa thử bắt tay vào làm
André Gide,
Nếu hạt giống không chết đi.
Chưa đầy 20 năm, nước Nhật đã thành công trong việc hàn gắn các vết
thương và dựng lên những cơ sở cho một nền công nghiệp hiện đại. Chấp
nhận thiếu thốn, hy sinh một cách quả cảm trong khi phương Tây đang mải
miết vui chơi và thưởng ngoạn những kỳ nghỉ tốn kém, thì dân tộc Nhật
Bản miệt mài và tự nguyện đã thực hiện một nỗ lực phi thường. Một ý thức
tập thể cao, một tôn ti trật tự nghiêm ngặt, ít có những xung đột xã hội, một
kỷ luật sắt và một tinh thần lao động quên mình… tất cả những điều ấy đã
đưa nước Nhật lên ngang hàng các “siêu cường” trong thế giới công nghiệp.
Đất nước Nhật bắt đầu gặt hái những thành quả đầu tiên. Giờ đây, nước
Nhật đã khá mạnh để tiến công vào cuộc chinh phục các thị trường quốc tế.
Sau những thắng lợi đầu tiên, nước Nhật chỉ còn mỗi việc là bắt tay thực
sự vào việc. Nhật Bản đã thực hiện công việc đó một cách sinh động.
Những năm tiếp theo là những năm bùng nổ liên tục của nền kinh tế. Không
ai có thể chối cãi sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng ấy, trừ nawm1974,
năm xảy ra cuộc khủng hoảng dầu lửa đầu tiên. Sự đột phá này thật đáng
kinh ngạc nếu như người ta biết rằng Nhật Bản hầu như không có những tài
nguyên thiên nhiên và nguồn năng lượng. Nhật Bản nhập khẩu hơn 95%
lượng dầu hỏa, gỗ và khoáng sản. Thứ tài nguyên duy nhất thực sự của
nước Nhật là lao động. Chỉ nhờ vào sự táo bạo và ý chí sắt đá của một vài