NƯỚC NHẬT MUA CẢ THẾ GIỚI - Trang 35

Robert Guillain vẫn giữ một kỷ niệm rất sống động về những năm tháng

chứa chan sinh khí mới ấy, khi Nhật Bản đã lấy lại sự tự tin của mình.

“Năm 1959, khi rời Trung Quốc để quay trở lại Nhật Bản, trong nhật ký

của tôi đã ghi chính xác những từ sau “Họ đã ngẩng cao đầu”. Ngay sau
chiến tranh, người Nhật thường cúi khom lưng và hạ thấp đầu do sợ hãi và
hổ thẹn. Các lá cờ Nhật đã biến mất trong một thời gian rất lâu. Chúng chỉ
mới xuất hiện lại từ những năm 70. Việc tái thiết nước Nhật được thực hiện
nhờ người Mỹ. Người Mỹ đã làm rất nhiều để vực dậy nước Nhật. Cụ thể là
trong các lĩnh vực tài chính, chuyển giao tri thức, cung ứng hàng hóa, giáo
dục (do các giáo sư và giáo viên Hoa Kỳ giảng dạy). Rất nhiều người Nhật
đã đến Hoa Kỳ từ rất sớm để được đào tạo.

Nhưng phải nói là ngay ở nước Nhật cũng đã có một khát vọng lao động

và tái thiết đất nước. Người Nhật dự định sẽ đuổi kịp châu Âu và Hoa Kỳ
trong vòng 10 năm. Kế hoạch hóa nền kinh tế đã được triển khai tốt. Người
Nhật muốn xây dựng một nền dân chủ và đã cùng nhau chia sẻ ý thức về sự
bức thiết của một chế độ dân chủ. Họ cũng đã trải qua hương vị của tự do,
thể hiện qua một cơn bột phát mạnh mẽ của tình yêu. Các cô, các cậu đã bắt
đầu cặp kè nhau ra đường và thường trở về nhà muộn hơn. Đó là một điều
chưa từng thấy trước kia. Nhưng, trong xí nghiệp, ai nấy đều hiểu rõ rằng
cần phải nỗ lực rất lớn để vượt khó.

Tôi không được thấy nước Nhật trong ngày thế vận hội Olympic năm

1964, nhưng tôi đã có dịp quan sát nó ngay trước thời điểm này. Đó là giai
đoạn chuẩn bị cho thế vận hội. Phải nói đó là cả một quang cảnh ngoạn mục
và lý thú: các con đường siêu tốc trong thành phố hình như đã mọc lên từ
cõi hư không. Công việc này chưa bao giờ được tuyên bố và thậm chí cũng
chẳng được bàn đến ở Quốc hội. Thật không thể nào tin nổi ở mắt mình khi
thấy những con đường bằng bê tông lơ lửng trên đầu và “bay” trên thành
phố. Đến nay, người ta vẫn chưa biết rõ lắm những con đường ấy muốn nói
lên điều gì và cũng chưa ai từng nghe nói về điều này. Các con đường nhỏ
cũng được giải tỏa để thay thế bằng những đại lộ rộng lớn. Đó là cả một
công trình khó có thể tin nổi. Nó khiến ta nghĩ đến những cuộc đột kích cảu
các pháo đài bay Hoa Kỳ trên thành phố khi chúng san bằng một lúc nhiều
quận huyện để mở các tuyến lửa. Để mở rộng giao thông ở Tokyo, người ta
cũng phá đi những con đường cũ. Trước đây, để đến Shinjuku – trung tâm
thương mại lớn của thủ đô – ta phải đi theo một con đường dài bất tận với
chiều rộng chỉ đủ cho hai chiếc xe hơi. Họa hoằn lắm, một chiếc thứ ba mới
có thể luồn lên được nếu thật khéo điều khiển tay lái. Thế mà, đột nhiên ta
thấy những ngôi nhà đổ xuống để nhường chỗ cho những con đường hai
chiều mà mỗi chiều có đến sáu tuyến xe hơi ! Dân chúng ở hai bên đường
đã rời khỏi nhà mình và không ai biết rõ lắm họ được định cư ở đâu. Người
ta nói rằng những người đầu tiên rời đi đã được định cư tại các ngôi nhà cao

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.