cuộc sống hưởng thụ, thì người Nhật lại rất chí thú với một cuộc sống cần
kiệm. Tỷ lệ dành dụm của các gia đình Nhật chiếm đến 20% tổng thu nhập.
Đó chính là các khoản vốn mà các ngân hàng Nhật Bản đưa ra cho vay theo
những ưu tiên của chính phủ, nhằm tạo ra những khoản tái đầu tư mới có
hiệu quả. Người Nhật thì tiết kiệm, còn nước Nhật thì đầu tư cho sự phồn
vinh và cho sự tiêu thụ trong tương lai !
Tỷ lệ đầu tư cho công nghiệp / GNP
Nhật Bản
Hoa Kỳ
CHLB Đức
Anh
1960-65
18,5
9,4
14,2
8,2
1966-70
19,4
10,4
13,0
8,3
1971-78
16,0
10,1
12,1
8,0
Nguồn: Cơ quan kế hoạch hóa kinh tế Nhật Bản
Cách giải thích thứ hai cho sự tăng trưởng liên tục của nền kinh tế Nhật
Bản là những tiến bộ về công nghệ. Những khoản đầu tư khổng lồ đã là
điều kiện ắt có và đủ cho khả năng cạnh tranh của sản phẩm Nhật trên thị
trường thế giới. Chúng cho phép tạo ra hàng loạt những xí nghiệp mới, có
tinh thần tiến công, luôn muốn khẳng định, và háo hức muốn cọ sát trong
cuộc cạnh tranh quốc tế. Một xí nghiệp trẻ bao giờ cũng dễ tiếp nhận công
nghệ mới hơn là một xí nghiệp già cỗi. Những người máy đầu tiên đã ra đời
ở Hoa Kỳ vào năm 1960. Chúng chỉ xuất hiện ở Nhật Bản mãi bảy năm sau
đó. Nhưng sự chậm trễ này đã nhanh chóng được lấp đầy trong những năm
70. Ngày nay, số lượng người máy ở Nhật Bản đã nhiều hơn số lượng người
máy của tất cả các nước trên thế giới gộp lại. Cuối năm 1990, Nhật đã có
250.000 người máy công nghiệp, chiếm 60% thị trường thế giới, so với con
số khoảng chừng 37.000 người máy của Hoa Kỳ vào cuối năm 1989. Theo
dự kiến, sẽ có khoảng 900.000 người máy ra đời ở Nhật Bản từ nay đến
năm 2.000.
[6]
Việc trang bị người máy và tự động hóa gần như toàn bộ các dây chuyền
lắp ráp trong các phân xưởng xe hơi của Nhật đã bắt đầu từ những năm 70,
sau nhiều năm chậm trễ so với một số phân xưởng của phương Tây. Nhưng
cũng bắt đầu từ đó, xu hướng này đã bị đảo ngược. Nhật Bản đã dẫn đầu. Ai
có thể phủ nhận rằng, ở điểm khởi hành, các cơ may đều bằng nhau cho mọi
quốc gia ? Đó là vấn đề chọn lựa.
Cách giải thích thứ ba và là cách giải thích chủ yếu cho những kỳ tích
của Nhật Bản là kỹ thuật quản lý. Ở Hoa Kỳ và châu Âu, các ông chủ và
giám đốc xí nghiệp chỉ nhắm đến một mục đích duy nhất: làm giàu. Còn