NƯỚC NHẬT MUA CẢ THẾ GIỚI - Trang 45

Ở phương Tây, đôi khi sự độc quyền đã giết chết sự đổi mới. Ở Nhật

Bản, sự cạnh tranh nội bộ đã luôn nuôi dưỡng sự đổi mới.

Bí quyết của Nhật Bản: biết thích nghi

Tuy nhiên, còn một yếu tố khác nữa mà người ta thường bỏ quên, nhưng

lại là nền tảng cho sự bành trướng kinh tế của Nhật Bản: đó là khả năng
thích nghi với những tình huống mới. Từ 45 năm nay, đã bao lần gặp khủng
hoảng hoặc căng thẳng thì cũng bấy nhiều lần xã hội Nhật Bản lại chứng tỏ
một khả năng phi thường vượt qua chặng đường rủi ro bằng cách thích ứng
với tình thế. Không những thế, mỗi lần thoát ra, Nhật Bản lại càng mạnh
hơn qua thử thách, khi mà đa số các đối thủ cạnh tranh của nó chao đảo, vấp
váp hoặc gục ngã.

Cuối năm 1973, Nhật Bản đã bị một đòn trời giáng trước cuộc khủng

hoảng dầu hỏa lần thứ nhất. Các nước sản xuất dầu hỏa Ả Rập đã quyết
định nâng giá dầu lên gấp bốn lần. Quyết định đó không thể không gây một
cú “sốc” nghiêm trọng cho nền kinh tế của Nhật Bản vốn lệ thuộc lớn vào
nguồn cung cấp năng lượng của nước ngoài. Dầu hỏa chiếm đến 2/3 nhu
cầu năng lượng của Nhật Bản. Năm 1978, lượng dầu nhập khẩu bình quân
35,2% tổng số các nguồn cung cấp năng lượng cho các nước trong OCDE.
Tại Nhật Bản, tỷ lệ này là 73,4%. Cuộc khủng hoảng dầu hỏa đã lập tức dẫn
đến tình trạng lạm phát ở Nhật Bản. Năm 1974, giá bán lẻ các mặt hàng đã
tăng đến 31%. Lần đầu tiên kể từ sau chiến tranh, chỉ số tăng trưởng GNP
đã chững lại. Người ta lo ngại sẽ có suy thoái.

Sự lệ thuộc về năng lượng của các nước công nghiệp hàng đầu năm

1980


Mức độ lệ thuộc về năng

lượng (*)

Phần dầu thô trong nhập

khẩu

Nhật

Bản

84,1%

36,5%

Hoa Kỳ

14,5%

25,8%

CHLB

Đức

54,4%

7,7%

Anh

2,7%

8,5%

Pháp

72,6%

19,5%

Canada

6,2%

10,2%

Ý

82,1%

20,5%

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.