những đồng nhiệp Nhật Bản của họ thì không, hoặc nói chính xác hơn, việc
gom tiền vào túi không phải là một mục đích tự thân. Từ bên bờ này của
Thái Bình Dương là một cuộc tìm kiếm ráo riết các nguồn lợi ngắn hạn và
phân phối lại các lợi tức. Ở bờ bên kia, lại là một chiến lược phát triển dài
hạn nhằm kiên trì chiễm lĩnh các thị trường. Ở phương Tây là sự háo hức
các nguồn lợi, bất chấp sự thiệt hại của người làm công. Ở Nhật Bản là các
lợi nhuận được tái đầu tư và sự hài hòa trong xí nghiệp. Ở châu Âu và Hoa
Kỳ, quyền quyết định thuộc về giám đốc. Ở Nhật Bản, quyền quyết định
thuộc về tập thể. Đó là sự nhất trí (ringi), một giá trị quan trọng của người
Nhật. Đôi khi ringi cũng cản trở việc ra quyết định vì tất cả cán bộ và nhân
viên có liên quan đều được hỏi ý kiến. Nhưng một khi quyết định đã được
thông qua, nó sẽ được áp dụng lập tức cho đến khi nào hoàn tất. Và tất cả
những ai ký vào quyết định đều cảm thấy trách nhiệm của mình.
Một cách giải thích nữa cho sự bùng nổ của Nhật Bản là vai trò trung
tâm của chính sách công nghiệp của chính phủ. Chính sách công nghiệp –
mà châu Âu đã quên đi hiệu lực – là xương sống cho việc kiến thiết lại nước
Nhật
Cách giải thích cuối cùng, có lẽ ít rõ ràng hơn nhưng cũng không kém
quan trọng, thậm chí có thể xem là chủ yếu: việc cạnh tranh giữa các công
ty tư nhân của Nhật Bản. Đó chính là một thực tế mà nước ngoài thường
không biết đến nhưng lại đóng vai trò vô cùng hiện thực và quyết định trong
cuộc chạy đua để phát triển ở ngay chính bên trong đất nước Mặt trời mọc.
Các nhà kinh doanh và các chính khách của Mỹ và châu Âu hẳn có vô vàn
lý do để phiền trách một bạn hàng mà các phương pháp thương mại bị quy
kết là bất chính. Việc MITI đã chi phối được hàng loạt các tổ hợp công
nghiệp hàng đầu của Nhật Bản là điều không thể chối cãi, cho dù đôi khi nó
có bất chấp những luật lệ sơ đẳng nhất của GATT. Đúng thế thôi. Bởi lẽ Bộ
này đã hỗ trợ chúng với những khoản trợ cấp, những khoản vay với lãi suất
khuyến khích, những sự giúp đỡ về hành chính, những cố vấn về quản lý
v.v… và đã bảo hộ cho thị trường Nhật Bản bằng cách ban hành những qui
định nghiêm ngặt về hải quan để hạn chế sự cạnh tranh của nước ngoài.
Nhưng cũng còn một điều nữa mà người ta thường sớm quên, là một khi
các tổ hợp này được đặt vững chắc trên đường ray của cuộc cạnh tranh quốc
tế, thì chúng sẽ hệt như những con chó săn được xua ra để giựt lấy con mồi
lớn nhất. Và, trong cuộc “ẩu đả”, cuộc cạnh tranh mà các công ty hàng đầu
của Nhật Bản tung ra không mệt mỏi, bao giờ cũng khốc liệt, dữ dội, không
khoan nhượng và không thương tiếc. Cạnh tranh trở thành một động lực
kích thích khu vực tư nhân của Nhật Bản theo đuổi những nỗ lực nghiên
cứu, phát triển và đổi mới công nghệ nhằm tìm kiếm liên tục các mặt hàng
mới, thích ứng hơn nữa với nhu cầu của người tiêu thụ và với một giá rẻ
hơn của các hãng khác.