NUÔI DẠY CON KIỂU NHẬT BẢN - Trang 45

có ý chí, chẳng quan tâm tới việc gì nữa. Không chơi, không biết chơi,
không muốn chơi dẫn đến trẻ hành động bột phát, không tập trung vào được
một việc gì, không tự chủ định suy nghĩ, phán đoán, xử lí được điều gì, dẫn
đến việc học hành cũng không cho thành tích cao”.

Mục đích của giáo dục trẻ không chỉ là việc dạy trẻ thành người thông

minh. Chuyện trẻ là số một, mọi môn đều đạt điểm tối đa ở trường học,
chẳng phải là chuyện gì to tát. Cái quan trọng là ở chỗ trẻ có điểm gì mà các
bạn khác không có được. “Cái điểm gì” đó chính là phần trẻ sẽ cống hiến
cho xã hội được.

Thành tích học tập ở trường lúc cao lúc thấp chẳng phải là điều đáng

phải quan tâm lo lắng quá đáng.

Việc thực sự quan trọng là việc nuôi dưỡng cá tính của trẻ, dạy trẻ có

thể tự suy nghĩ, có tư duy độc đáo. 4 tuổi là độ tuổi sức sáng tạo phát triển
đến đỉnh cao nhất.

Chúng ta phải lấy mục tiêu giáo dục con là “dạy con thành những đứa

trẻ có tính sáng tạo”.

Lơ là với việc dạy con, chúng sẽ chỉ dừng lại ở mức có trí nhớ. Kiểu

giáo dục của Nhật từ trước tới nay đều là kiểu này.

Nhật bản được gọi là nước lớn về giáo dục. Song, về nội dung giáo dục

lại không được đánh giá cao cho lắm. Là bởi vị giáo dục ở Nhật chạy theo
kiểu học đối phó với thi cử. Chính vì thế hình thức học chủ yếu theo kiểu
học thuộc. Học với chủ trương vào được trường danh tiếng, học kiểu học
thuộc lòng… đó là những kiểu học áp dụng cho trẻ em ở Nhật bản.

Kết quả là với những kiểu học đã được trải qua thời đi học, khi ra đời,

người Nhật chỉ giỏi mô phỏng, bắt chước chứ khả năng sáng tạo, phát kiến
cực kì kém. Người Nhật ít người đoạt giải Nobel cũng có phần nguyên nhân
từ kiểu học thuộc lòng này.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.