không hề khó. Sau đó lại xin mấy cuốn sách về các loại dược thảo điều trị
về Kinh để đọc lúc rảnh rỗi.
Khoảng thời gian này thực tế cũng là những lúc tâm trạng tôi mông
lung nhất. Cuộc sống hạnh phúc bên Lê Hinh khiến tôi có điểm lo sợ, sợ
rằng một ngày sẽ phải rời xa nàng, sợ rằng một ngày vĩnh viễn không thể
gặp lại nàng nữa.
Cuốn nhật ký của thầy Lưu, tôi không hề xem qua, vì lo lắng Lê Hinh
sẽ nghĩ ngợi. Thế nhưng không an lòng mà đẩy hết thảy mọi việc nghiên
cứu qua cho Hạ Vy. Cô nàng cũng vô cùng biết ý, chỉ khi nào không có
quận chúa mới dám cùng tôi nghiêm túc nói về vấn đề này.
“Tiếu Trình, tớ tin chắc rằng thầy Lưu đã về được thời hiện đại rồi.”
Cô nàng nhìn trước ngó sau, lại lục trong ngực áo quyển sổ đã bị vân vê
đến nhàu nhĩ, “Thầy ấy đã nghiên cứu rất kỹ, không thể nào một đầu óc bác
học như vậy lại tính toán sai được đâu.”
Đại khái vào ngày rằm tháng hai năm 1470, khi ‘cánh cửa thời gian’,
được thầy Lưu tạm gọi như vậy trong nhật ký, lại mở ra lần nữa. Đó chính
là thời khắc khi vầng trăng tròn vành vạnh trên bầu trời, nhưng mặt nước
sông Hoàng Liêu êm ả thường ngày lại nổi sóng cuồn cuộn. Khi đó thầy ấy
đã cực kỳ bất ngờ, một vòng xoáy nước rộng như cái hũ nút liền phát tỏa ra
ánh sáng soi chiếu cả một vùng nước đục ngầu. Cánh cổng thời gian khổng
lồ ấy sâu hun hút nằm ngay trên mặt sông, dù vậy nhưng không hề có một
giọt nước nào chạm tới được.
Là ngày rằm không sao cũng chẳng có gió, ấy vậy mà khi vòng tròn
sáng quắc đó ngày một thu nhỏ hẹp dần, thì sấm sét lại rạch ngang bầu trời,
đánh thẳng xuống chiếc cổng đó. Thầy Lưu vừa cuống vừa sợ, liền quăng
luôn con gà sống mình đang cầm trên tay vào xuống vòng xoáy. Chỉ thấy
sấm rền vang trời một lần nữa, vòng xoáy nhỏ lại rồi mất hẳn, trả lại vẻ êm
ả cho mặt sông Hoàng Liêu.