Ở LƯNG CHỪNG NHÌN XUỐNG ĐÁM ĐÔNG - Trang 7

gật đầu. “À, dạ nhớ, nhớ!”. Dzu nói nhớ nhưng khuôn mặt ngờ nghệch và
như thể đang hình dung một cái lùm cây khác cái lùm cây trong dữ liệu cha
anh cung cấp - một cái lùm cây do trí tưởng tượng anh tự vẽ nên.

(Cái thời cực khổ và tủi thân đó, người ta không bao giờ dám nghĩ lại

thì có gì hay ho để cha Dzu khoác lên những chuyện bay bổng lí tưởng chứ.
Khổ thân, với những người già, trải nghiệm về cái nghèo luôn là một điều
kiện tuyệt vời để đánh dấu cảm xúc và kỷ niệm. Nghĩ đến thế thì dù cuộc
sống có khấm khá hơn đi nữa, người ta cũng không hề thỏa mãn; cũng
thòm thèm lưu luyến quá khứ, cái quá khứ mà mỗi giọt mồ hôi và nước mắt
được ngưng đọng, tôn thờ trong tâm tưởng như một viên ngọc lấp lánh
chẳng cho ai vô tình chạm vào hay làm sứt mẻ!)

“Có gì hay ho chuyện phải rúc vào lùm cây trốn nắng ăn trưa mà ba cứ

nhắc hoài?” - Dzu cằn nhằn. Cha Dzu nhìn ra khoảng trời trước mặt ngổn
ngang mái nhà và ăngten. Câm lặng. Từ một góc ngồi ngược sáng, anh thấy
bóng ông nhấn đen trên một khung vuông sáng lòa, với một hậu cảnh ngổn
ngang dây nhợ, tầng cao mái thấp nhà phố. Cha Dzu không nói. Dzu có
cảm giác sự lặng thinh của ông là một lời hờn trách nhẹ nhàng (Mày đã
quên những kỷ niệm đẹp thời khốn khổ của hai cha con mình rồi sao?) hay
cũng có thể là sự lặng im tự trấn tĩnh kịp thời (Ấy dà, mình lẩm cẩm thật,
chuyện ngồi trong bụi cây ăn com trắng với mắm cà, vã mồ hôi hột thì có
gì mà nhắc hoài chứ?)

Nhưng, giống Dzu, cha Dzu là người bảo thủ triệt để. Nghĩa là rất khó

thay đổi. Điều đó trở thành một đặc điểm không chỉ của tính cách mà còn ở
mặt thể trạng. Ví dụ, ông có bệnh nứt gót chân vào tháng chạp, lúc thời tiết
trở lạnh. Dzu bảo rằng, đúng là đến cái bệnh của cha cũng rất khó chịu. Ở
thành phố cả chục năm, không chân lấm tay bùn vậy mà còn bị phèn ăn gót
chân. Cha Dzu cười móm mém, tựa cằm lên đầu gối, lấy cắt móng tay bấm
bấm mấy nếp da bong ra, nhậy ra một vết nứt đỏ tấy, nói: “Tao quen rồi.
Giờ không làm rẫy thì đến mùa nó cũng lại nứt như thường. Nó nứt vì nhớ
đồng, nhớ rẫy!”. Dzu đùa: “Con chưa thấy ai bảo thủ như ba. Từ nay con sẽ
gọi ba là ông già bảo thủ!”. Cha Dzu cười móm, hai nếp nhăn đuôi mắt trĩu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.