Ở NƠI BIỂN CẢ - Trang 83

- Giúp tớ một tay kéo lên. Nặng thấy bà...
Bảy cái hũ đầy nước sóng sánh trên miệng. Hai đứa kéo bổng lên.

Giang Khầu thận trọng nghiêng từng chiếc hũ. Nước ào ào chảy ra. Hạnh
ngó vào trong miệng hũ:

- Cái gì trong đó hả?
- Cứ sờ vào xem. Hạnh rụt rè quờ tay vào đáy chiếc hũ, bỗng giật

phắt tay ra. Một cái gì nhũn nhẽo trong đáy hũ. Giang Khầu cười khe khẽ:

- Bạch tuộc đấy. Bây giờ thì nó hiền khô mà. Nó chẳng phun được

“hỏa mù”, cũng chẳng tấn công cậu được nữa đâu!

- Cẩn thận kẻo nó bò ra, Giang Khầu ạ.
- Ối! Cậu chẳng hiểu gì. Muốn lấy được nó ra, có mà phải móc sắt

mới lôi được. Bây giờ, cứ để chùm hũ này ở đây. Chúng mình ra dây khác.

Hai đứa lại leo qua một đoạn hẻm gồ ghề nữa. Hạnh ngạc nhiên:
- Tớ cứ tưởng phải lặn xuống biển “vật nhau” với lại bạch tuộc để

bắt. Ai nghĩ ra cái kiểu bẫy bạch tuộc này nhỉ?

- Tớ chẳng biết nữa. Bố tớ dạy cách bẫy thôi. Còn thì ai dạy cho bố

tớ thì chẳng hiểu. Loại bạch tuộc này quen sống ở các ghềnh đá ngầm lởm
chởm, chẳng có thể thả lưới bắt chúng được. Chúng sống kín đáo lắm. Có
lần tớ thử lặn xuống xem chúng đi lại thế nào. Ban ngày nhìn rõ hơn nhưng
kể cũng khó phân biệt. Bạch thuộc rất khéo thay hình đổi dạng, biến từ màu
này sang màu khác cho lẫn với môi trường để dễ lẩn trốn. Cũng vì thích ẩn
dật, sợ người ta bắt, cho nên nó gặp các hũ của tớ đặt ở đáy nước, là hấp
một cái, thu mình chui vào luôn. Giống “ma gia” này đúng là vừa khôn,
vừa dại!

- Con “ma gia” của cậu, con bạch tuộc ấy mà, có... mấy chân?
- Người ta gọi là tay chứ không gọi là chân đâu. Thường có tám tay

dài nghêu. Nào, ta chuẩn bị kéo dây nữa nhé!

Bàn tay Giang Khầu vừa chạm vào đầu dây treo hũ là bẫy tuộc, vội

dừng lại, Giang Khần thì thầm:

- Có tiếng người, Hạnh ạ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.