chẳng còn nghĩa lý gì nữa. Cô khoác tay tôi và chúng tôi đi dạo
trong khu phố. Chính đây là nơi một ngày nào đó chúng tôi sẽ sống.
Vả lại chúng tôi vẫn luôn luôn sống ở đây đấy chứ. Chúng tôi đi
theo những phố nhỏ, chúng tôi đi qua một bùng binh vắng hoe.
Làng Auteuil êm ái tách ra khỏi Paris. Những tòa nhà màu nâu đồng
hay màu be này hoàn toàn có thể nằm ở Côte d’Azur, và những bức
tường kia, ta tự hỏi liệu đằng sau chúng có một khu vườn hoặc rìa
một khu rừng hay không. Chúng tôi đi tới quảng trường Église,
trước bến tàu điện ngầm. Và ở đó, giờ đây thì tôi có thể nói là mình
chẳng còn gì để mất nữa: tôi cảm thấy, lần duy nhất trong đời, Quy
hồi Vĩnh cửu có nghĩa là gì. Cho tới tận lúc ấy, tôi vẫn đang gắng sức
đọc các tác phẩm về chủ đề này, với nhiệt tâm của một người tự học.
Mọi thứ xảy đến đúng trước khi bước xuống các bậc cầu thang của
bến tàu điện ngầm Église-d’Aureuil. Tại sao lại là chỗ đó? Làm sao
tôi biết được và điều áy chẳng có chút quan trọng nào. Tôi đứngặng
một lúc siết lấy cánh tay cô. Chúng tôi ở đó, cùng nhau, ở cùng một
chỗ, vĩnh viễn, và cuộc dạo chơi của chúng tôi ngang qua Auteuil,
chúng tôi đã thực hiện trong hàng nghìn hàng nghìn cuộc đời khác.
Không cần phải xem đồng hồ đeo tay. Tôi đã biết đang là giữa trưa.
***
Chuyện xảy đến vào tháng Mười một. Một thứ Bảy. Cả sáng lẫn
chiều, tôi ở phố Argentine để viết về các vùng trung tính. Tôi muốn
đắp thêm cho bốn trang giấy, từ đó mà viết ra ít nhất ba mươi trang.
Hẳn sẽ giống như một viên tuyết lăn, rồi thì tôi sẽ đến được một
trăm trang. Tôi hẹn Louki ở quán Le Condé vào lúc năm giờ. Tôi đã
quyết định trong những ngày tới sẽ rời khỏi phố Argentine. Tôi thấy
như thể mình đã được chữa lành hoàn toàn khỏi những vết thương
thuở nhỏ và hồi niên thiếu và, kể từ nay, chẳng còn lý do nào nữa để
trốn chui trốn lủi trong một vùng trung tính.
Tôi bước đi cho đến bến tàu điện ngầm Étoile. Đó là tuyến đường
mà chúng tôi vẫn thường đi, Louki và tôi, để tới các cuộc họp của