Công dụng hết sức rõ ràng của OKRs là chúng giúp ta sắp xếp thứ tự công
việc ưu tiên theo một sơ đồ, dựa vào những tác động mong muốn, hay nói
cách khác là dựa trên mục tiêu doanh nghiệp.
Kết nối sản phẩm và Mục tiêu của doanh nghiệp
Nếu doanh nghiệp đặt Mục tiêu là gia tăng chỉ số tương tác của khách hàng
mới, chúng tôi có thể ưu tiên phát triển những tính năng mà mình nghĩ sẽ có
tác động lớn nhất đến khía cạnh này. Đây là một ví dụ tuyệt vời cho việc áp
dụng OKRs sâu sát ở từng phòng ban và lôi kéo mọi người cùng điều chỉnh
công việc sao cho phù hợp.
Hợp tác với những ý kiến khác
Ai cũng thích nói về tương lai. Dù cùng nhau thảo luận về lộ trình công
việc là một điều tuyệt vời, nhưng nếu không có cấu trúc cụ thể, tất cả sẽ rơi
vào bế tắc bởi ai cũng có những thiên kiến nhất định trong lĩnh vực chuyên
môn của mình. Khi mọi người nắm rõ lý do đằng sau việc phát triển một
tính năng nào đó, cùng thứ tự của nó trên lộ trình dự án thì những cuộc họp
sẽ trở nên hiệu quả (và êm thấm hơn) rất nhiều.
Nếu có nhân viên nào cho rằng những ý kiến của họ giá trị hơn, bạn chỉ cần
trao đổi xem vì sao họ lại nghĩ như vậy (giả thuyết) và nó có giá trị như thế
nào (Kết quả then chốt). Điều này sẽ khuyến khích sự hợp tác mang tính
xây dựng ở mọi người.
Đo lường và Học hỏi
Đo lường các mục tiêu định tính giúp chúng ta đánh giá kết quả dễ dàng
hơn. Đó là tác động lớn nhất. Nhưng trên tất cả, nó giúp chúng ta có cơ hội
rút kinh nghiệm từ những kết quả này.
Chúng tôi theo dõi Kết quả then chốt của tất cả MVP và liên tục kiểm tra để
xem mình có thể học hỏi được gì không. Chúng tôi đã từng gặp khó khăn