tại sao mục tiêu lại quan trọng, mức độ liên kết của nó với mục tiêu cấp
công ty, bất kỳ sự phụ thuộc cụ thể nào và khách hàng nội bộ mà nó hỗ trợ
hoặc dựa vào để đạt được thành tích. Hãy suy nghĩ về mô tả của bạn như là
lý do căn bản của mục tiêu để thực hiện, giống như một ghi chú cho CEO
chỉ ra lý do tại sao mục tiêu này nên tồn tại.
Nếu bạn đang muốn bỏ qua bước này để đi nhanh, chúng ta hãy chia sẻ một
lý do rất thực tế để đầu tư một lượng thời gian khá nhỏ cần thiết nhằm tạo
ra các mô tả mục tiêu. Tùy thuộc vào lịch trình triển khai của mình, bạn có
thể tạo cả mục tiêu và kết quả then chốt trong cùng một cuộc họp. Tuy
nhiên, bạn cũng có thể chia các nhiệm vụ thành hai hoặc nhiều phiên, tạo ra
mục tiêu trước và dành thời gian để suy ngẫm về những gì bạn đã phát
triển, chia sẻ với người khác để được phản hồi đồng thời thực hiện bất kỳ
điều chỉnh cần thiết nào. Nếu bạn đi theo con đường đó, một điều buồn cười
có thể sẽ xảy ra khi bạn họp lại để phác thảo các kết quả then chốt.
Bạn có thể bắt đầu họp về mục tiêu, mong ráp kết quả then chốt vào mục
tiêu thì chợt nhận ra bạn thực sự không nhớ mình có ý nghĩ gì khi thiết kế
mục tiêu. Đây là bản chất của con người, đặc biệt là nếu một số mục tiêu
của bạn không rõ ràng, ví dụ như “Tăng cường năng suất”. Một số chủ đề
có thể triển khai bắt đầu cuộc thảo luận, nhưng bản chất và giọng điệu cụ
thể của những gì bạn muốn nói có thể mơ hồ hoàn toàn, do đó gần như
không thể viết kết quả then chốt hiệu quả. Để đảm bảo điều này không xảy
ra, chúng tôi khuyên bạn nên viết mô tả song song kèm theo mục tiêu.
CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA NHỮNG KẾT QUẢ THEN CHỐT HIỆU
QUẢ
Phần trước đã dẫn chúng ta đi sâu hơn vào các mục tiêu, kiểm tra những
tiêu chí bạn nên tuân thủ và chia sẻ các mẹo để tạo ra chúng. Nhưng, dĩ
nhiên các mục tiêu chỉ là một phần của phương pháp OKRs. Trong những
trang tiếp theo đây, chúng ta sẽ xem xét chi tiết thành phần cốt yếu đi kèm
theo, các kết quả then chốt (xem Hình 3.2).