tại sao mình sử dụng nó, bạn sẽ không có khả năng đạt được những lợi ích
mà nó mang lại.
Người lao động ngày nay bị ngập trong các điểm dữ liệu và kích thích khác
ở nhà, tại nơi làm việc cùng sự phát triển của điện thoại thông minh, đồng
hồ và Fitbits. Để tách tín hiệu khỏi những tiếng ồn thường là chói tai đòi hỏi
một bộ lọc riêng để xác định lý do tại sao một số thứ nên đi vào không gian
nhận thức của bạn và những thứ khác thì không. Đó là phận sự của bạn với
tư cách lãnh đạo, đương nhiên bạn phải truyền đạt tín hiệu đó và nói rõ tại
sao OKRs là công cụ thích hợp để nâng cao công việc kinh doanh của bạn
ngay lúc này. Nếu không có một cơ sở lý luận rõ ràng, OKRs có nguy cơ
phải chịu số phận thảm hại khi chỉ là một “nỗ lực gây thất vọng”, “chuyện
rồi cũng qua”, sáng kiến mà hầu hết nhân viên sẽ bỏ qua.
Có được sự bảo trợ từ cấp điều hành
Một đánh giá chi tiết về người hỗ trợ quan trọng này cũng đã được cung cấp
trong Chương 2, bao gồm một số gợi ý về cách ảnh hưởng đến sự bảo trợ.
Chúng tôi khuyến khích bạn xem xét những điều đó một cách cẩn thận nếu
bạn cảm thấy thiếu sự hỗ trợ điều hành khi bắt đầu triển khai OKRs.
Như chúng ta đã thảo luận trong chương đó, OKRs không nên được coi là
một dự án hữu hạn, mà phải được coi là một cách tiếp cận năng động và
liên tục thay đổi để quản lý, giúp bạn lướt qua những làn sóng thay đổi ùa
đến bất kỳ doanh nghiệp nào. Khi OKRs được dự định sẽ ở bên cạnh bạn
trong dài hạn, việc triển khai bao gồm nhiều giai đoạn. Trước tiên, bạn phát
triển (có lẽ, tùy thuộc vào kế hoạch ra mắt cụ thể của mình) OKRs cấp cao.
Sau đó, bạn kết nối với các nhóm trong toàn bộ doanh nghiệp. Bạn thiết lập
tần suất báo cáo để đảm bảo OKRs trở thành một phần của nhịp đập vận
hành và truyền xuống các cấp, bạn có thể sáng chế ra các phương pháp để
khéo léo liên kết công cụ này với những đánh giá hiệu suất, lương thưởng,
ngân sách và các quy trình quan trọng khác vốn có trong việc vận hành bất
kỳ doanh nghiệp nào. Sợi chỉ xuyên suốt chạy qua tất cả các sự kiện khác