Cả hai chúng tôi đều nói chuyện tại các hội nghị trong ngành và ngoài việc
chia sẻ kiến thức về OKRs cùng chiến lược với khán giả, chúng tôi cũng
thích lắng nghe những người thuyết trình khác và học hỏi từ trải nghiệm
độc đáo của họ. Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến câu chuyện của các công
ty riêng lẻ, trong đó phác thảo việc triển khai và bài học kinh nghiệm trên
đường đi. Tất nhiên mỗi công ty sẽ đi qua một con đường hơi khác nhau và
câu chuyện của họ sẽ phản ánh những sắc thái tinh tế trong hành trình đó.
Tuy nhiên, một điểm chung mà tất cả các công ty đã đạt được thành công
trong việc triển khai một chương trình thay đổi dưới bất kỳ hình thức nào là
sự bảo trợ mạnh mẽ từ giám đốc điều hành, người cảm thấy thực sự nhiệt
huyết, quyết tâm cam kết tới nỗ lực triển khai.
Chúng tôi đã liệt kê số lượng khổng lồ các tác nhân kích thích thu hút sự
chú ý của chúng ta ngày nay và với bối cảnh khó khăn đó, thật dễ hiểu khi
không có sáng kiến nào tồn tại được nếu không có sự bảo trợ từ giám đốc
điều hành. Khi bị quá tải, chúng ta cần tìm kiếm các tín hiệu để giúp vượt
qua sự lộn xộn và tập trung vào những gì thực sự quan trọng. Một tín hiệu
mang tính chất sống còn như vậy là những gì các giám đốc điều hành của
chúng ta (đặc biệt là giám đốc điều hành cấp cao) đang dành thời gian và sự
chú ý. Có một câu nói cũ: “Nếu nó làm sếp tôi hứng thú, thì nó làm tôi mê.”
Nếu các nhà lãnh đạo cấp cao thể hiện kiến thức về chương trình thay đổi
và hỗ trợ nó bằng lời nói cùng hành động, bạn có thể chắc chắn là nhân viên
sẽ làm theo. Tuy nhiên, khi các nhà lãnh đạo không quan tâm một cách rõ
ràng đến chương trình thay đổi mới nhất, tại sao nhân viên lại phải dành
thời gian công sức để hỗ trợ nó?
Trong cuốn sách
Confronting Reality (tạm dịch: Đối đầu với thực tế),
các tác giả Charan và Bossidy nêu rõ trường hợp bảo trợ từ cấp điều hành
khá rõ ràng:
Lý do thường thấy cho sự thất bại của một sáng kiến là nó đã được ra mắt
hời hợt, hoặc vượt quá khả năng làm chủ nó của tổ chức. Đây là những gì