Tháng 5, lữ dù đầu tiên của Mỹ tới Biên Hòa. Johnson làm việc này bất
chấp đề nghị hoãn lại của Taylor. Hai ngày sau, một trung đoàn thủy quân
lục chiến nữa tiếp tục đổ bộ vào Chu Lai.
Tháng 7, Taylor mất chức đại sứ Mỹ, người sang thay Taylor lại là Cabot
Lodge.
Tháng 8, thủy quân lục chiến Mỹ bắt đầu trực tiếp tham gia chiến đấu ở Lệ
Mỹ và Vạn Tường.
Giữa tháng 8, Phạm Xuân Chiểu đeo lon trung tướng đi một chiếc xe du
lịch tới Bình An. Thái độ Chiểu vừa trịnh trọng, vừa vui vẻ.
Chiểu hồ hởi bắt tay Hai Long. Anh tươi cười nói:
- Có chuyện chi mà Ủy ban bữa nay phải xuất cả “đại tướng” tới Bình An
vây?
- Việc này thì tôi phải thân chinh, không thể giao cho người khác được.
Chiểu quàng tay bá vai Hai Long cùng đi vào văn phòng. Chiểu như cố kìm
vẻ phấn chấn nói:
- Tòa đại sứ Mỹ vừa đề nghị với Ủy ban lãnh đạo quốc gia, mời một đoàn
đại biểu của Công giáo ta, chừng ba chục người qua thăm thiện chí Hoa
Thịnh Đốn. Tôi đã bàn với chủ tịch Nguyễn Văn Thiệu, thỉnh cha Tổng
giúp cho thôi. Trưởng đoàn không thể là ai ngoài cha. Nếu cha Tổng nhận
lời thì xin anh cùng đi với đoàn.
- Ông Cabot Lodge chỉ sính Phật giáo, sao lần này lại ưu ái Công giáo vậy?
Liệu ông Lodge có tán thành cha Tổng làm trưởng đoàn không?
- Không tán thành thì làm sao tôi dám tới đây đề nghị với cha? Cha nhận
lời mà việc không xong thì tôi chỉ có nước bán xới khỏi Bình An. Coi đây
là một chút công nhỏ của tôi với Phát Diệm. Nhờ anh trình giúp với cha
Tổng. Tôi nghĩ rằng người Mỹ trong đó có ông Cabot Lodge bắt đầu nhìn
thấy vai trò của Công giáo trên chính trường miền Nam. Tôi biết cha Tổng
chỉ hợp với Pháp, không ưa Mỹ. Cánh trẻ chúng mình cần thức thời. Pháp
thua Cộng sản rồi. Bây giờ và lâu dài sau này, vẫn phải làm việc với Mỹ.
Không dựa vào Mỹ thì lấy chi mà chống Cộng? ... Anh thấy sao?
- Thành phần ba chục người trong đoàn do đâu quyết định? Tôi hiểu tính
của cha Tổng, nếu đã mời cha làm trưởng đoàn thì cha không chịu làm việc