Không trí trở nên căng thẳng, mặc dù cả hai đều có ý nghĩ rất tốt về
nhau, cung điện, đã bốc mùi xi, thì bây giờ bốc lên mùi khét. Một sự đối
mặt lịch lãm nhưng khủng khiếp và nó được lặp lại nhiều lần trong ngày, có
nghĩa là mỗi khi họ đến bàn ăn hay cùng nhau uống bia trên sân! Cùng một
kịch bản bất biến kéo theo những lời cãi cọ dữ dội: Ballay, người có cái tật
là luôn luôn cầm một thanh thước kẻ trên tay, bẻ gãy nó bằng một cú khô
khốc mỗi khi cơn tức giận bắt đầu khiến ông ta ngạt thở.
Conakry phấp phới lá cờ Pháp, sống dưới luật pháp của Pháp, dân Da
Đen bắt đầu nếm pho mát và nói merde
nhưng người Đức Collin vẫn có
mặt tại đó, trở nên đần thộn vì khí hậu ẩm thấp, người đỏ rực vì nắng và nổi
đầy mụn do muỗi đốt ở giữa đống đồ tạp hóa và những cây nến của mình.
Olivier de Sanderval hối hả đến thăm ông ta. Maillard vừa tự vẫn,
Boche
vừa thông tin cho ông hay. Bị rắn cắn, ông ta đã không đủ sức leo
lên tận đỉnh cầu thang, thế là liền nã một phát đạn vào đầu đúng như ông ta
đã hứa.
– Với khẩu súng nào vậy? - De Sanderval hỏi.
– Dominique! Hôm đó trời mưa.
Để quên những tức tối của Ballay, Olivier de Sanderval đưa con trai
mình ra bờ biển, hưởng đầy gió mang mùi i-ốt và ngỡ ngàng trước vẻ kỳ
quái của các cây thân mềm và kích cỡ khổng lồ của những con rùa.
Một hôm, trong lúc họ đang tản bộ trên cát, nói chuyện về Dinguiraye và
Tombouctou, một gã xa lạ từ những cây cọ ló ra và gọi họ: một gã Da
Trắng trong trang phục thợ đốt lò, với những móng chân móng tay bẩn thỉu
và một chòm râu dài kiểu tông đồ. Người ta đã từng nói với họ về nhân vật
này. Một ngày nọ, bước xuống từ một con tàu, từ Saint-Louis đến, anh ta kể
oang oang cho tất cả mọi người nghe một câu chuyện, mà cho đến giờ vẫn
chẳng ai hiểu được đó là gì. Anh ta câu cá để ăn và ngủ giữa đám cây cối,
trên một chiếc võng tạm bợ, không một thành viên nào của đoàn thuộc địa
muốn cho một người đồng hương, một người chẳng phải sĩ quan, chẳng
phải buôn bán, lẫn cha cố hay nhà thám hiếm này, ở nhờ.