– Anh còn hỏi tôi tại sao! Theo anh thì tại sao hắn đã muốn anh chết ở
Sokotoro hả, hả?
– Người đàn ông này là một con quỷ! - Ibrahima nói thêm, còn dữ tợn
hơn. - Hắn muốn phá bỏ các tỉnh, chỉ để đứng đầu Fouta là bàn tay sắt của
hắn ta mà thôi. Đúng là điên khùng!
Tierno, người có thiên tư giữ được bộ dạng bất biến ở giữa biển nước
hay biển lửa, giải thích với sự thông tỏ và điềm đạm cái ngu xuẩn, điều phi
lý, cái tại sao điên tiết này. Thứ sáu trước, thủ lĩnh tôn giáo và lính gác của
luật pháp, Ibrahima, trong nhà thờ Hồi giáo của mình ở Fougoumba, linh
thiêng nhất Fouta! - đã tuyên giảng một bài thuyết pháp và bài ấy đã khiến
Timbo rất phật ý. Ibrahima đã vướng tội ác nào ở đây? Tội ác kêu gọi
lương tri và nhắc cho cho người Peul nhớ vài điều hiển nhiên quý báu. Nên
biết rằng chỉ một ngón tay không thể xe sợi vải lẫn ném đá, lẫn gieo hạt,
rằng một cành lá duy nhất không thể làm lên cây lớn. Sau thân cây, là các
nhánh, sau các nhánh là có các cành, rồi đến các chồi, đến lá… Đến đây,
vâng, sẽ có nhựa cây, trái cây và bóng râm. Tại sao chứ, tổ tiên chúng ta với
những kiến thức này, đã lập nên Fouta như vậy với một Almâmi, những
vua, những hoàng tử, các nhà quý tộc, nông nô… vân vân? Là để cho Fouta
luôn luôn có nhựa cậy, có hoa trái và bóng râm, cho ngày hôm nay, ngày
mai và mãi mãi. Than ôi, ngàn lần than ôi, ánh sáng của tổ tiên bắt đầu tàn
đi, thời kỳ tồi tệ này đếm được nhiều đêm hơn là ngày, nhiều bọn bất lương
hơn là những con người quả cảm! Ông, Ibrahima, đã biết được - và ông hận
mình đã biết điều ấy - rằng ai đó đang chuẩn bị chặt đi những cành nhánh
của Fouta, thu ngắn sự nở hoa đẹp đẽ này thành một mẩu gỗ duy nhất.
Mong thánh Allah, đấng toàn năng, trừng phạt kẻ truyền đi một cái tin như
vậy và rằng Người ban cho Almâmi sức mạnh để dự phòng đất nước khỏi
một cơn tai biến nhường ấy!
Những lời bóng gió nham hiểm này đã rơi toàn bộ vào tai người nào thì
bạn biết rồi đấy!
Lần đầu tiên, Bôcar-Biro đã gửi, nhưng chẳng kết quả gì, những phái
viên đến gặp vua xứ Fougoumba để đề nghị ông thu mình lại, thế rồi lần