chuyện dông dài vô bổ kèm theo quà biếu, những vụ kiện cáo theo kiểu phù
thủy, những vụ trao đổi quà biếu theo tập tục dài bất tận với các ông hoàng
Da Đen. Ông mãn nguyện ghi lại rằng ngay cả với những cư dân của rừng
rậm này cũng không hề tỏ thù địch - ngạc nhiên, hoan hỉ, coi thường, hoảng
sợ, chứ không bao giờ thù địch hết! Ông chiêm ngưỡng sự điệu đàng hơi
bạo dạn của đám phụ nữ, trang điểm bằng những vỏ sò và vận váy bằng
rơm tết lại, ông vui đùa với đám con trẻ đeo một túm tóc trên giữa đỉnh đầu
cạo trọc và một dải sam. Ông đổi cho chúng những mẩu đường để lấy
những con côn trùng hiếm. “Đó là một bước khởi đầu tốt lành - ông tự nhủ.
- Thiên nhiên cũng kỳ diệu hệt như ta nghĩ còn con người thì thông minh,
ngăn nắp, tài trí và thường xuyên lịch lãm.”
Ông hoàng Boubah và hàng trăm thê thiếp của ông ta đã tặng ông một
tuần hoan hỉ vui thú. Đáng ngạc nhiên thật! Ông hoàng này ngự trong một
cung điện hai tầng với một sân lát toàn vỏ sò.
Ngoài những món quà mà nhân viên xứ Gorée của ông đã cố vấn, ông
thêm vào một chiếc ly pha lê, nó đã rất vừa lòng ngài lãnh chúa nơi đây đến
nỗi mà người này, ngoại trừ bò, hai con lợn và bốn con gà trống theo tập
tục, còn tặng thêm cho ông, như một món quà, đứa con trai mười hai tuổi
của ông ta. Ông đã cám ơn ông hoàng này nhiều ngày liền, đó là cách tôn
trọng tập tục thông thường, rồi cố gắng tìm giải pháp rũ bỏ món quà cồng
kềnh ấy. Người thông ngôn Mâly cố gắng hết sức có thể để giảm tranh
chấp:
– Da Trắng đề nghị ngài giữ lại đứa trẻ của ông ấy cho đến lúc ông ấy từ
đất liền quay về.
– Thế ông ta đi đâu, Da Trắng ấy?
– Đi Fouta-Djalon!
Rầm! Cơn giận dữ khiến vị quân vương bật khỏi ghế. Ông ta đe dọa tịch
biên hết tài sản của họ, bẻ gãy tứ chi họ, rồi ném họ vào lồng rắn. Mâly ngã
ngửa ra rằng mình đã vướng phải một sai lầm nhưng rồi đã bỏ rất nhiều
thời gian để tìm lý do biện bạch cho việc ấy. Chàng thông ngôn bất hạnh cứ