Sợi dây dài rơi ngược trở lại với cán mũi tên gãy. Bà bèn thử lại với mũi tên
thứ ba và cũng là cuối cùng, lần này bà đã thành công.
Vừa cẩn thận và đều đặn kéo để không làm toạc sợi dây, bà kéo sợi
thừng đã chuẩn bị sẵn lên qua cành cây cho tới khi cả hai đầu đều nằm trên
mặt đất. Rồi bà buộc thật chặt cả hai đầu vào một nhánh rễ cây khổng lồ,
dày không kém gì eo mình, và nghĩ vậy là khá chắc chắn rồi. Tốt hơn hết là
nên như thế. Đương nhiên, điều mà bà không thể đoán được từ dưới mặt đất
là mọi thứ, bao gồm cả bà, sẽ phụ thuộc vào loại cành cây như thế nào.
Không giống như leo lên đá khi mà cứ vài mét ta lại có thể buộc dây vào
những cái chốt trên bề mặt vách núi, nên nếu có cũng chỉ bị rơi trong một
khoảng ngắn, công việc này lại dùng một sợi dây rất dài không cố định, nên
nếu có trục trặc thì sẽ bị rơi rất xa. Để củng cố thêm cho mình đôi chút, bà
bện ba sợi dây thừng nhỏ lại với nhau thành một bộ yên cương rồi thòng nó
qua cả hai đầu tự do của sợi dây chính bằng một nút thắt lỏng, như vậy bà có
thể thắt chặt lại khi nào bắt đầu bị trượt.
Mary đặt chân vào vòng dây đeo đầu tiên rồi bắt đầu leo.
Bà lên tới vòm cây trong khoảng thời gian ngắn hơn dự tính. Quá trình leo
rất suôn sẻ, sợi dây trên tay không hề làm bà đau, và mặc dù vẫn chưa muốn
nghĩ tới việc đứng lên cành cây đầu tiên, bà nhận ra rằng các rãnh sâu trên
vỏ cây đã tạo ra điểm tựa vững vàng và khiến bà thấy an tâm. Trên thực tế,
chỉ mười lăm phút sau khi rời khỏi mặt đất, bà đã đứng trên cành cây đầu
tiên và tính toán lộ trình cho cành tiếp theo.
Bà mang theo hai cuộn dây thừng khác bên mình, dự định tạo ra một
mạng lưới những sợi dây cố định để thay thế cho chốt, mấu neo, “bạn bè” và
các dụng cụ bằng sắt cần thiết khác khi leo lên bề mặt đá. Buộc chúng vào
đúng nơi ngốn của bà thêm vài phút, sau khi đã buộc cơ thể cố định, bà chọn
lấy một cành trông có vẻ triển vọng nhất, cuộn lại sợi dây còn dư rồi bắt đầu
leo.
Sau mười phút cẩn thận leo, bà thấy mình đã vào đúng phần rậm rạp
nhất của vòm cây. Bà có thể với tới những chiếc lá dài và miết chúng qua