Ngày hôm sau, lãnh sự Thụy Điển ở Djibouti đã đƣợc thị trƣởng thành phố thông báo rằng
các bằng chứng cho thấy công dân Thụy Điển Erik Bengt Bylund đã là nạn nhân vụ đánh bom
điên rồ ở chợ cá của thành phố.
Thành phố tiếc rằng không thể giao phần còn lại của Bylund vì cơ thể anh ta bị tàn phá nặng
nề. Nhƣng những mảnh tử thi ngay lập tức đã đƣợc hỏa táng, với nghi thức trang trọng.
Tuy nhiên, lãnh sự Thụy Điển vẫn nhận đƣợc ví của Bylund, trong đó có hộ chiếu và giấy
phép lái xe (còn số tiền dƣờng nhƣ đã bốc hơi dọc đƣờng). Thị trƣởng bày tỏ hối tiếc rằng thành
phố đã không thể bảo vệ công dân Thụy Điển, nhƣng ông cảm thấy có nghĩa vụ phải chỉ ra một
điều, nếu Ngài Lãnh sự cho phép.
Vấn đề thực tế là Bylund đã ở Djibouti mà không có thị thực hợp lệ. Thị trƣởng không biết
ông đã nêu ra vấn đề này bao nhiêu lần với ngƣời Pháp và cả Tổng thống Guelleh. Nếu ngƣời
Pháp muốn đƣa lính Lê dƣơng trực tiếp đến căn cứ của mình thì đó là việc của họ. Tuy nhiên,
cùng lúc đó, một ngƣời lính Lê dƣơng rời căn cứ để đi vào thành phố Djibouti („thành phố của
tôi‟ nhƣ thị trƣởng gọi) với tƣ cách dân sự thì trƣớc hết anh ta phải có giấy tờ hợp lệ. Thị trƣởng
không nghi ngờ rằng Bylund là lính Lê dƣơng nƣớc ngoài, ông quá biết kiểu đó. Ngƣời Mỹ giữ
nghiêm luật lệ không sơ sẩy, nhƣng ngƣời Pháp cƣ xử nhƣ thời họ vẫn còn ở Somaliland.
Lãnh sự cảm ơn thị trƣởng về lời chia buồn, nói dối và hứa hẹn sẽ thảo luận về vấn đề thị
thực với các đại diện của Pháp vào một dịp thích hợp.
*
Đó là một khám phá thực sự khủng khiếp với Arnis Ikstens, ngƣời chẳng may điều khiển
chiếc máy nghiền ở bãi xe hơi phế thải ở ngoại ô phía nam của Riga, thủ đô Latvia. Khi chiếc xe
cuối cùng trong hàng đã bị đè bẹp dí, đột nhiên ông thấy một cánh tay ngƣời thò ra khỏi tấm kim
loại hình vuông mà mới đây còn là một chiếc xe hơi.
Tất nhiên Arnis gọi điện ngay cho cảnh sát rồi bỏ về nhà mặc dù mới giữa ngày. Hình ảnh
cánh tay chết còn ám ảnh anh ta một thời gian dài. Anh ta cầu Chúa rằng ngƣời này đã chết trƣớc
khi mình đè bẹp chiếc xe trong máy nghiền.