Mặt Tổng thống de Gaulle đỏ lựng lên, ông cáo lỗi và lập tức đề nghị nói chuyện riêng với
Bộ trƣởng Nội vụ của mình (“Không, tôi đã nói là trò chuyện riêng, không có cố vấn đặc biệt
của ông!”).
Tổng thống Johnson và phiên dịch Indonesia còn đứng đó. Johnson có vẻ rất hài lòng. Ông
quyết định bắt tay ngƣời phiên dịch, nhƣ gián tiếp cảm ơn anh ta đã làm Tổng thống Pháp bị mất
cái mặt nạ tinh tƣớng của mình.
- Rất vui đƣợc gặp anh, Tổng thống Johnson nói. Tên anh là gì?
- Tôi là Allan Karlsson, Allan đáp. Tôi đã từng đƣợc biết ngƣời tiền nhiệm của ngƣời tiền
nhiệm ngài, cựu Tổng thống Truman.
- Chà, anh biết hay thật! Tổng thống Johnson nói. Harry sắp 90 nhƣng ông ấy còn sống và
khỏe mạnh. Chúng tôi là bạn tốt.
- Xin cho tôi chuyển lời hỏi thăm tới ông ấy, Allan nói và cáo lui để tìm Amanda (ông muốn
kể với cô những gì cô đã nói với hai tổng thống ở bàn ăn).
*
Bữa trƣa với hai vị tổng thống kết thúc nhanh chóng, mọi ngƣời trở về nhà. Nhƣng Allan và
Amanda vừa mới về đến sứ quán thì đích thân Tổng thống Johnson gọi điện mời Allan ăn tối tại
Đại sứ quán Mỹ lúc 8 giờ tối hôm ấy.
- Thế thì hay quá, Allan nói. Tôi đã định tối nay ăn một bữa thịnh soạn, vì ai nói gì về đồ ăn
Pháp thì nói chứ đĩa sạch trơn rồi mà thực ra bụng vẫn còn trống.
Nhật xét đó hoàn toàn đúng ý Tổng thống Johnson, và ông mong đến tối trong tâm trạng vui
vẻ.
Tổng thống Johnson có ít nhất ba lý do hợp lý để mời Allan Karlsson ăn tối. Trƣớc tiên, để
tìm hiểu thêm về tên gián điệp đó và về cuộc gặp gỡ của Karlsson với Beria và Stalin. Thứ hai,
Harry Truman đã kể với ông trên điện thoại Allan Karlsson đã làm gì ở Los Alamos năm 1945.
Riêng chuyện đó thôi đã đáng giá một bữa ăn tối rồi.