Allan gãi gãi râu (giờ lại mọc đầy) và nhớ lại buổi tối đầu tiên và duy nhất mà ông ở bên
Yury. Đêm khuya, Yury bắt đầu hát rống lên bài “Nessun Dorma” - không ai đƣợc phép ngủ!
Chẳng bao lâu, ngấm rƣợu, ông cũng lăn ra ngủ nhƣng đó là một chuyện khác.
Theo suy luận của Allan, chẳng lẽ một ngƣời đã từng biểu diễn khá hay Puccini và Turandot
ở độ sâu hai trăm mét, lại có thể bỏ lỡ buổi trình diễn từ Vienna với chƣơng trình tƣơng tự tại
Nhà hát Bolshoi ở Moskva? Nhất là nếu ông ta chỉ ở cách đó vài tiếng đi xe và thừa huy chƣơng
để kiếm một chỗ trong khán phòng.
Nhƣng biết đâu không phải thế. Vậy thì Allan vẫn cứ tiếp tục hàng ngày đi bách bộ đến thƣ
viện thôi. Đấy là trƣờng hợp xấu nhất có thể xảy ra, mà nó cũng không tệ lắm.
Tạm thời, Allan cứ cho rằng Yury sẽ xuất hiện bên ngoài nhà hát, và ông chỉ cần đứng đó,
nhắc Yury nhớ đến chầu rƣợu cuối cùng của họ. Chắc là thế.
Hoặc không phải thế.
Thực tế hoàn toàn khác.
*
Tối ngày 22 tháng Ba 1969, Allan đứng chỗ dễ thấy nhất bên trái lối vào chính của Nhà hát
Bolshoi. Ông nghĩ từ chỗ này mình có thể nhận ra Yury khi ông ta trên đƣờng vào khán phòng.
Tuy nhiên nảy sinh vấn đề là mọi ngƣời khách nhìn gần nhƣ giống hệt nhau. Đàn ông đều mặc
comple đen dƣới áo choàng màu đen còn phụ nữ thì váy dạ hội lấp ló dƣới áo khoác lông thú đen
hoặc nâu. Họ đều đi thành từng cặp, từ ngoài trời lạnh nhanh chóng tiến vào nhà hát ấm áp, lƣớt
qua chỗ Allan đang đứng ở bậc trên cùng chiếc cầu thang lộng lẫy. Trời thì tối om, Allan làm sao
có thể nhận ra một khuôn mặt ông chỉ thấy trong hai ngày, từ hai mƣơi mốt năm về trƣớc. Trừ
khi ông gặp may mắn không thể tin đƣợc là chính Yury sẽ nhận ra ông.
Không, Allan không gặp may nhƣ thế. Tất nhiên chẳng có gì chắc chắn rằng Yury Borisovich
cùng ai đó đã vào bên trong nhà hát, nhƣng, nếu có thế thật thì ông ta đã đi qua cách ngƣời bạn
cũ vài mét mà chẳng có tín hiệu gì. Allan có thể làm gì? Ông nghĩ thành tiếng: