Dương láng giềng. Mùa thu năm 1942, Donovan "hăm hở thực hiện một
cách liều lĩnh nhiều hoạt động quy mô của OSS ở một nơi nào đó", hy vọng
mối quan hệ của Miles với người Trung Quốc cũng là cơ hội đối với OSS.
Điệp viên Donovan cử đi đánh giá mối quan hệ Miles - Tai Li đã báo cáo
về rằng Miles "đã giải quyết được toàn cảnh lục đục nguy hại, và OSS có
thể hoặc chấp nhận đề nghị của ông ta và được đặt vào tư thế hành động,
hoặc từ chối nó và có ít cơ hội phát triển căn cứ tác chiến ở đó", Chấp nhận
độc quyền của hải quân về tin tình báo trong khu vực, ít nhất cũng là tạm
thời, tháng 12, Donovan chỉ định Miles làm giám đốc OSS khu vực Viễn
Đông.
Kế hoạch hữu nghị được chính thức hoá và tháng 4 năm 1943 được chính
phủ phê chuẩn như Tổ chức Hợp tác Hán - Mỹ (SACO) với Tai Li làm
giám đốc và Miles làm phó giám đốc SACO sẽ tham gia huấn luyện du
kích, gián điệp, hoạt động phá hoại và ngăn chặn điện đài. Phía Trung Quốc
cung cấp nhân lực và Mỹ chịu trách nhiệm huấn luyện, cung cấp vũ khí, cơ
sở vật chất và các trang thiết bị khác. Miles đã dày công tạo ra những mối
quan hệ cần thiết khiến SACO làm việc cho Hải quân Mỹ và Trung Quốc,
và ông không mấy vui khi được bổ nhiệm tại OSS. Một điệp viên được
Donovan cử đi thẩm định Miles và kế hoạch hữu nghị đã báo về rằng Miles
"100 phần trăm là Hải Quân, và 0 phần trăm OSS". Hơn nữa, Miles cũng
nói rõ với điệp viên này là ông sẽ không tha thứ cho bất kỳ "sự can thiệp"
nào từ phía OSS và sẽ không chấp nhận "bất kỳ nhân viên nào không do
ông chọn lựa", và cũng không hành động dựa vào bất kỳ "chỉ thị nào mà
ông không cho là sáng suốt". Thậm chí Miles còn doạ "gửi tất cả các đường
dây cho OSS nếu các điều kiện của ông không được chấp nhận". Quan hệ
của Miles với OSS căng thẳng thậm chí trước khi SACO mở đầu suôn sẻ.
Đầu năm 1943 tại Washington Miles hội kiến Donovan và Uỷ ban Kế
hoạch của OSS và lo ngại trước những gì tai nghe mắt thấy. Với Miles, vốn
tự cho mình là người bạn gần gũi của Trung Quốc, thái độ của những người