Đến năm 1884 người Pháp xâm chiếm khu vực châu thổ sông Hồng ở miền
Bắc và các tỉnh miền Trung, và biến chúng thành những khu vực bảo hộ đặt
tên theo thứ tự là Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Mặc dù vua triều Nguyễn vẫn ngự
trên ngai vàng ở Huế, nhưng người Pháp nắm trọn quyền lực.
Đến năm 1893 Pháp hoàn tất việc xâm chiếm Lào và đưa năm khu vực -
Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Lào và Campuchia vào Liên bang Đông
Dương dưới sự cai quản của Pháp.
Nam Kỳ kiêu hãnh về khí hậu nhiệt đới và đất đai phì nhiêu, và người Pháp
trước tiên bắt tay vào phát triển phương Nam cho những lợi ích kinh tế. Sau
đó họ quay ra Bắc, nơi cuộc sống khó khăn hơn bởi mật độ dân số cao hơn
đáng kể và thời tiết khắc nghiệt hơn khiến trồng lúa khó khăn hơn.
Không miền nào mang lại lợi nhuận ngay lập tức. Trong cuốn Sự phát triển
của chủ nghĩa thực dân tại thuộc địa Đông Dương (1870 - 1940), Martin
Murray lưu ý rằng người Pháp "đã tiếp nhận những vùng lãnh thổ rộng lớn
ở Đông Dương nổi bật bởi sản xuất nông nghiệp, kỹ thuật tương đối lạc hậu
và mức chênh lệch về xã hội - kinh tế thấp", nghĩa là "chi phí ban đầu về
việc làm và cai trị tại những thuộc địa hải ngoại mới này vượt xa những
mối lợi kinh tế có thể nhanh chóng khai thác được". Để khắc phục tình hình
đó, người Pháp đã tác động để phân phối lại ruộng đất và tăng sản xuất
nông nghiệp.
Cuối cùng người Pháp cũng đạt được các mục tiêu kinh tế của họ, nhưng
quá trình đó đã làm thay đổi cơ bản các mô hình đời sống truyền thống của