OSS VÀ HỒ CHÍ MINH - Trang 22

nông thôn Việt Nam. Thường thì mỗi gia đình nông dân canh tác một mảnh
đất nhỏ để duy trì sự sống và trồng cấy trên đất đai chung của làng để trả
những chi phí chung. Tuy nhiên, dưới thời Pháp thuộc, đất đai bị tước đoạt
và phân bổ lại nhằm cho phép người Pháp và tay chân của họ có được phần
đất rộng nhất, màu mỡ nhất và có lợi về chiến lược nhất. Ngoài ra, mức
thuế người Việt đóng trước khi Pháp xâm lược tương đối thấp, tối đa là 6%,
thì nay dưới chính quyền thực dân vọt lên 70%, thậm chí cao hơn.

Kết quả là nhan nhản nông dân không có đất đai phải cạnh tranh tìm việc
làm đã cho phép địa chủ trả công cho tá điền của mình thấp hơn và dành
cho họ những quyền lợi hết sức tối thiểu. Rất nhanh chóng các chủ đất nhận
ra rằng có thể thu lợi lớn bằng cách làm cho những người nông dân tuyệt
vọng, những người không nuôi nổi bản thân mình với những gì còn lại sau
khi nộp thuế, vay tiền.

Làm trầm trọng thêm vấn dề và tăng cảm giác bị bóc lột của người nông
dân, nhiều chủ nợ là Hoa Kiều đã định cư tại Việt Nam nhiều thế kỷ trước
(như người tị nạn ở những giai đoạn bất ổn trong nước hay thường ở một
thời kỳ nào đó phong kiến Trung Quốc xâm lược nước này), phất lên dưới
thời Pháp. Ai cũng biết, mức lãi suất của cả vay ngắn và dài hạn là rất cao;
và một khi dính vào nợ nần thì người nông dân còn rất ít lựa chọn. Trong
tuyệt vọng, một số nông dân không có đất cắm dùi đã phải lên đường ra
thành phố. Dòng chảy này đã tạo ra một cuộc cạnh tranh việc làm dữ dội,
đẩy tiền lương xuống thấp hơn và làm tăng mức độ đói nghèo ở khu vực
nông thôn. Nhìn chung, hệ thống thuộc địa của Pháp, một hệ thống áp đặt
từ trên xuống rất ít nhạy cảm đối với thực tế đời sống của dân chúng, đã
làm tăng tình trạng đói nghèo vốn có trên khắp Việt Nam, khơi sâu khổ đau
và thái độ bất bình của hầu hết người Việt.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.