dưới thời Pháp thuộc. Mặc dù Nhật đã cho phép những cải cách tương đối
có mức độ nhưng dĩ nhiên Trần Trọng Kim hiểu rõ hàm ý trong sự giúp đỡ
của Nhật đối với chế độ của ông ta và chấp nhận rằng chính phủ của ông ta
sẽ sụp đổ bởi chiến thắng của Đồng Minh. Năm 1949, nhìn lại nhiệm kỳ
ngắn ngủi chỉ vỏn vẹn 5 tháng của Kim, đánh giá của ông ta về Nhật trong
Chiến tranh thế giới 2 đã không còn tích cực như trước:
Từng là một nước có cùng văn hoá Đông Á nhưng sau đó đã cho phép Âu
hoá, Nhật Bản sử dụng những biện pháp hiểm độc để mở rộng sự thống trị
của Thiên Hoàng. Trước đó Nhật đã thôn tính lãnh thổ Triều Tiên và Mãn
Châu, và sau này lại muốn xâm lược Trung Quốc và các nước châu Á khác
bị người châu Âu chiếm đóng. Mặc dù sử dụng các khẩu hiệu như "liên
minh và cùng chủng tộc" và nhân danh "giải phóng các dân tộc bị áp bức",
mưu đồ đen tối của Nhật và kéo tất cả lợi ích về cho mình. Vì vậy quan
điểm chính trị của họ đầy mâu thuẫn. Lời nói của họ không đi đôi với việc
làm. Họ sử dụng những mỹ từ nhân đạo để nhử mọi người vào bẫy làm cho
họ dễ bề cai trị hơn. Những gì họ làm, trên thực tế chỉ phục vụ lợi ích của
chính họ chứ không mảy may vì công lý.
Đối với hầu hết người dân Việt Nam, cuộc sống dưới triều đại mới Bảo Đại
- Trần Trọng Kim chẳng khá lên được bao nhiêu. Đại bộ phận viên chức
cấp thấp người Pháp và người Việt đã quay lại làm việc sau Chiến dịch
MEIGO. Các cơ sở kinh doanh và công sở nơi thành thị mở cửa trở lại và
cuộc sống ở cả thành thị lẫn nông thôn tiếp tục trôi đi. Mặc dù đã được
"giải phóng", nhưng nhiều người Việt Nam vẫn không có thiện cảm và e
ngại Nhật, những kẻ rốt cuộc lại là thế lực áp bức khác. Trên thực tế,
Hoàng Xuân Hãn, Bộ trưởng Giáo dục Quốc dân trong chính phủ Trần
Trọng Kim, nhớ đã nói với tướng Mordant vào giữa năm 1944 rằng "nhân