Trong khi đồn điền thống trị miền Nam thì phần lớn những ngược đãi nông
dân ghê tởm nhất ở miền Bắc lại diễn ra tại vùng mỏ. Mặc đù những khu
mỏ ở miền Bắc không đạt được mức hiệu quả trong sử dụng lao động nông
dân như các đồn điền miền Nam, nhưng phu mỏ cũng phải chịu những bất
công tương tự. Giống như các đồn điền cao su, người lao động thiếu ăn,
thiếu mặc, thiếu nhà ở, phải làm việc nhiều giờ đồng hồ trong những điều
kiện xấu và thường xuyên bị đối xử tồi tệ để đổi lấy đồng lương còm thấp
hơn nhiều so với mức nghèo khổ.
Cuộc sống của chủ đồn điền và các viên chức thì khác hẳn. Ngay cả đốc
công người Việt cũng được hưởng một cuộc sống gần như thiên đường so
với công nhân. Đốc công có nhà riêng với những đồ đạc hiện đại, đồ ăn và
đồ mặc đủ cho một cuộc sống sung túc. Đồn điền và điền trang phô bày tất
cả những đồ xa xỉ có ở Việt Nam và nhập những thứ khác từ métropole
(Pháp). Khác biệt mức sống giữa công nhân và giới chủ, đốc công đã làm
tăng sự giận dữ và oán giận của tầng lớp dưới. Tình cảnh khốn cùng của
nông dân và nỗi cay đắng mà nó gây ra cuối cùng đã dấy lên những phong
trào đòi độc lập trên toàn khu vực.
Có những trái ngược bề ngoài, số đông người Pháp không hoàn toàn hướng
tới lợi nhuận. Mục đích tự xưng của "sứ mạng khai hoá văn minh" của
Pháp nhằm mở mang cho người Việt Nam thông qua một nền giáo dục
phương Tây (đặc biệt là lịch sử, ngôn ngữ và văn hoá Pháp), cải đạo sang
Thiên Chúa giáo, sát nhập vào hệ thống tư bản thế giới - nhưng như thuộc
địa chịu ơn và chỉ dành riêng cho lợi ích của pháp.