OSS VÀ HỒ CHÍ MINH - Trang 28

hàng hoá trên cả nước. Trong nhiệm kỳ năm năm của mình, Doumer đã làm
thay đổi Việt Nam bằng việc xây dựng nhà hát opera, đường bộ, đường sắt
và một cây cầu bắc qua sông Hồng tại Hà Nội cho đến năm 1954 còn được
biết đến với tên gọi cầu Doumer(1). Tuy nhiên, trong hồi ký của mình, Trần
Tử Bình cho rằng, làn sóng xây đựng chẳng giải quyết được gì nhiều cho
người lao động.

"Các công trình xây dựng, làm đường cao tốc và cầu cống phát triển rất
nhanh. Toàn bộ vốn liếng, nhân lực và vật lực ném vào giai đoạn bóc lột
này đều được bòn rút từ xương máu người dân chúng tôi… Ai mà biết được
có bao nhiêu loại thuế tàn nhẫn và điên rồ đã được ban bố rồi đổ lên đầu
lên cổ những người đã bị bần cùng hoá, làm cho họ đã nghèo lại nghèo
thêm
". Làn sóng xây dựng mới tiếp tục vào đầu thể kỷ XX, nhưng số lượng
trường học và bệnh viện mới "là quá ít và chỉ đành cho cư dân thành thị.
Lợi ích thực tế dành cho người nông dân chỉ là con số 0"
.

Những độc quyền cũng như điều kiện ở các đồn điền cao su tại các khu mỏ
và trong các đô thị kích thích mạnh mẽ cuộc đấu tranh đang tồn tại của
người Việt, đặc biệt là trong giới trí thức của những năm 1920, chống lại
ách thống trị của Pháp. Trong cuốn sách được đánh giá cao "Truyền thông
được thử nghiệm của người Việt Nam"
nhà sử học David Marr nhận xét:

Nhìn nhận viễn cảnh 80 năm hoạt động của thuộc địa Pháp, giaí đoạn duy
nhất kéo dài 8 năm, từ 1922 đến 1929, là có các điều kiện thực sự thuận lợi
cho toàn bộ tiến trình khai thác kinh tế tư bản tại Đông Dương. Sự yếu ớt
của nền kinh tế kêt hợp với tình trạng bấp bênh của chính quyền đã giải
thích cho toàn bộ hoạt động thuộc địa. Các dự án được bắt đầu và bỏ dở
hay bị sửa đổi nhằm thu lợi từ những cắt xén vẫn tồn tại nhưng không cải

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.