Từ thời điểm đặt chân lên Đông Dương, người Pháp đã coi người Việt Nam
là một dân tộc lạc hậu và cần phát triển đáng kể trước khi có thể hy vọng
trở thành một dân tộc "hiện đại" trên trường quốc tế. Nhà sử học Jacques
Dalloz đã nhận xét:
Đối với kẻ thực dân, sự thống trị được biện minh chủ yếu bằng những gì
đạt được, và thứ này được chính quyền ca tụng theo đúng nghi thức. Những
kẻ chinh phục áp đặt an nính trật tự cho dù chỉ những người rất già còn
nhớ những băng cướp có thời hoành hành nơi thôn dã là đánh giá cao việc
này. Người Pháp nhìn nhận mình như những kẻ khai sáng và tự hào về
những thành tựu của họ trong giáo dục .
Hệ thống giáo dục của người Pháp ngăn cản việc học chữ Hán và khuyến
khích học tiếng Pháp. Ở một mức độ nào đó, học tiếng Việt trở nên dễ dàng
hơn nhờ tăng cường sử dụng chữ quốc ngữ. Được các nhà truyền giáo dòng
Tên Bồ Đào Nha tạo ra như một phương tiện truyền đạo cho người Việt,
chữ quốc ngữ được được các giáo sĩ dòng Tên người Pháp hoàn thiện. Tuy
thế, tỷ lệ mù chữ căn bản của người Việt, gần 80% khi Pháp bắt đầu đô hộ,
đã giảm xuống. Nhiều thanh niên Việt Nam xuất thân trong gia đình khá
giả đã chống lại nền giáo dục thuộc địa. Một số lượng thậm chí còn lớn hơn
vẫn chưa được học hành bởi gia đình họ cần người làm việc để đóng vô số
loại thuế bị áp đặt dưới thể chế của người pháp. Khi Chiến tranh thế giới 2
nổ ra, chưa đầy 20% nam sinh người Việt đến tuổi đến trường đang theo
học ở trình độ thấp nhất và chỉ có khoảng 1% lên được phổ thông cơ sở.
Việc mở rộng cơ sở hạ tầng lao động là một dấu hiệu rõ ràng hơn về sự
khuếch trương của người Pháp ở Việt Nam. Chính quyền Pháp tập trung
vào xây đựng đường sá và cầu cống để xúc tiến vận chuyển cả người và