có thể "được chấp nhận như những người Mỹ giúp đỡ nhân dân địa
phương". Défourneaux nhớ là anh đã đổi trang bị của binh lính Pháp cho
FMM ở TĩnhTây trong bóng tối bao phủ vì "không muốn người Trung
Quốc biết rằng chúng tôi trang bị cho lính Pháp". Trong lúc đó, Thomas đề
nghị Trung Quốc cho phép họ thành lập một khu vực huấn luyện. Cuộc tìm
kiếm nơi tập trung binh lính và quân trang gần biên giới đã làm nản lòng
Défourneaux và những người Mỹ khác. Họ cuốc bộ từ.nơi này đến nơi
khác, thường là trong mưa, dường như không có kế hoạch và thường không
có mặt thiếu tá Thomas.
Khoảng giữa tháng tình hình thậm chí còn ít ý nghĩa hơn đối với binh lính.
Ngày 17 tháng 6 Défourneaux nhận được một bức điện vô tuyến, anh giao
cho tuỳ phái viên chuyển tiếp cho Thomas. Bức điện yêu cầu họ ngừng
phát tài liệu cho người Pháp. Không biết gì về những cuộc tranh cãi dữ dội
tại Côn Minh, các sĩ quan tiếp tục huấn luyện cho binh lính Pháp trong khi
vẫn mù mờ về nhiệm vụ của họ. Cuối cùng, vào thượng tuần tháng 7,
những mệnh lệnh mới được gửi đến, nhưng chỉ sau một loạt các bức điện
đầy mâu thuẫn yêu cầu toàn đội hành quân tới Bách Sắc trước và sau đó tới
Tĩnh Tây. Défourneaux, trung uý Langlois (một sĩ quan Pháp), và 24 "cá
nhân" được biết đến với tên gọi chung là nhóm Tersac, phải đi bằng đường
bộ tới Đông Dương. Nhưng quân nhân Mỹ và Pháp còn lại phải đến Bách
Sắc để huấn luyện nhảy dù đổ bộ xuống sau phòng tuyến của Nhật tại Đông
Dương. Sau đó Thomas ra đi, để sĩ quan cấp phó của mình lo liệu vấn đề
hậu cần của cuộc hành quân. Ngày 8 tháng 7, Défourneaux hội kiến sĩ quan
Pháp cao cấp nhất tại Tĩnh Tây, thiếu tá Revole. Được mô tả là một "sĩ
quan thực dân lão làng", Revole gây ấn tượng cho cả Thomas lẫn
Défourneaux bằng hiểu biết sâu rộng. Revole bóng gió với Défourneaux
rằng tình hình Việt Nam có thể phức tạp hơn những gì người Mỹ biết. Ông
ta bình luận: "Vấn đề Việt Minh là một nhân tố phải được xem xét kỹ
lưỡng".