cựu tù binh chiến tranh thổi bùng sự giận dữ của cả người Pháp lẫn người
Việt. Mặc dù một giác thư của OSS gửi ngoại trưởng Mỹ đã cảnh báo về
khả năng bạo lực của Pháp trước đó gần hai tuần, nhưng tình hình chưa đến
mức tới hạn cho tới ngày 22 tháng 9.
Đêm 21 tháng 9, Jean Cédile thông báo cho Gracey, theo các nguồn tin của
ông ta thì Việt Minh đang chuẩn bị một cuộc tấn công quy mô lớn vào
thành phố. Cédile đề nghị Gracey giải thoát và vũ trang lại cho 1.400 tù
binh chiến tranh Pháp sau đó cho đóng bên ngoài Sài Gòn để hỗ trợ cho đội
quân Anh ít ỏi. Biết rõ rằng 1.800 quân của ông ta có thể gặp khó khăn
nghiêm trọng nếu những tin đồn về cuộc tấn công lớn là sự thực, Gracey
đồng ý với kế hoạch của Cédile, và sáng sớm 22 tháng 9 ông ta bắt đầu quá
trình thực hiện. Mặc dù được chỉ thị có mặt ở một nơi nào đó và đợi lệnh,
nhưng đám cựu tù binh chiến tranh "hăm hở chứng tỏ sự dũng cảm và lòng
trung thành của mình" sau quá nhiều tháng ngày bị Nhật giam cầm, "đã đổ
về trung tâm Sài Gòn và tấn công bất cứ người Việt vô tội nào vô tình gặp
chúng trên đường".
Trong khi đó, các thành viên của Biệt đội 404 đang gặp gỡ đại diện của
Việt Minh, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Phạm Ngọc Thạch. Chính phủ Lâm
thời Việt Minh tại Sài Gòn, giống như tại Hà Nội, đề nghị OSS chuyển lời
thỉnh cầu của họ đến Tổng thống Harry Truman để có được sự ủng hộ "tinh
thần" của Washington và thông báo với người Mỹ về ý định của Việt Minh
tổ chức một cuộc biểu tình hoà bình với "vài nghìn người Việt Nam" vào
ngày 23. Khi được cảnh báo là cuộc biểu tình không hợp pháp theo quy
định của Gracey và sẽ có thể gây đổ máu, Bộ trưởng Phạm Ngọc Thạch trả
lời rằng mục đích của cuộc biểu tình là phản đối những vụ trả thù của Pháp
và Anh "đã gây ra rất nhiều thương vong" và vì vậy sẽ thu hút được sự
quan tâm của toàn thế giới đối với người Việt Nam, "những chiến sĩ yêu