OSS VÀ HỒ CHÍ MINH - Trang 459

hoà bình tự do". Đại uý Herbert Bluechel, một thành viên của OSS gặp
Phạm Ngọc Thạch, đã "tin chắc rằng ông ấy không bao giờ dự kiến dùng
tới bạo lực", "Tôi có lý do để tin rằng Thạch quan ngại trước những sự kiện
đã xảy ra". Tuy nhiên, Patti nhớ lại, "Tình thế tuyệt vọng của người Việt
Nam tại Sài Gòn đã thu hút sự quan tâm của thế giới, không phải thông qua
một cuộc biểu tình lớn, mà qua một vụ bạo lực điên cuồng của Pháp".

Vào sáng sớm 23 tháng 9, quân đội của Cédile di chuyển nhanh qua thành
phố, chiếm lại các toà nhà Chính phủ, treo cờ Pháp, giết hoặc bắt giam
những người Việt trên đường đi. Nguồn tin của OSS nhanh chóng kết luận
rằng nếu đám cựu tù binh chiến tranh Pháp bị kiềm chế, "hành động mạnh
mẽ này sẽ không cần thiết vì chế độ của An Nam từ lúc ban đầu đã dự kiến
chỉ là kháng cự thụ động". Mặc dù đóng quân ở miền Bắc nhưng
Archimedes Patti đã kết luận đúng phản ứng của phần lớn người Mỹ thuộc
OSS:

Những người Pháp đã sống với nỗi sợ hãi trong suốt ba tuần giờ đều vui
mừng. Thời điểm chiến thắng của họ đã đến, và cũng là thời điểm trả thù
của họ. Ngay lập tức họ phản ứng giống một lũ người hung dữ trong cơn
thinh nộ… Họ nhận ra nhiều người vẫn chưa biết gì về cuộc đảo chính của
Pháp và tấn công những người kia một cách dã man với gậy gộc và nắm
đấm. Trong cơn điên cuồng đám người Pháp đã phá cửa để tìm "những
người An Nam" và lôi họ ra khói nhà hoặc nơi làm việc để cho "một trận
đòn xứng đáng". Đối với phần lớn các nạn nhân, những vụ đánh đập là rất
dữ dội, một vài người bị thành tật suốt đời. Nói chung, sau các vụ đánh đập
các nạn nhân bị đẩy lên ô tô hoặc xe tải và đưa tới những nhà giam gần
nhất vì tội là Việt Minh… Số nạn nhân được tính, thậm chí là dè đặt, là
hàng trăm và có lẽ lên tới con số hàng nghìn
.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.