Phong trào kháng cự thụ động ngày càng tăng của người An Nam trở
thành một phong trào chống người da trắng theo sau hàng loạt tin đồn
rằng Anh có ý định giúp Pháp lập lại quyền lực tại Đông Dương. Khi đám
cựu tù binh chiến tranh Pháp được trang bị vũ khí và giao đứng gác trên
các cây cầu thì chiều hướng chống người da trắng lại bùng nổ. Tình thế
này nhanh chóng phát triển vượt quá tầm kiểm soát của Việt Minh, vâ
những người An Nam thể hiện ý chí sẵn sàng hy sinh để giành được tự do.
OSS cho rằng người Mỹ không phải là mục tiêu của phong trào chống
người da trắng và không được coi là "người Âu" thay vì thế "được coi là
một dân tộc riêng biệt".
Các phóng viên Mỹ phê phán hơn nữa những sự kiện tại Sài Gòn. Trong
một buổi phỏng vấn công khai, một phóng viên của hãng AP đã làm tăng
thêm sự oán giận của người Pháp về những gì họ nhận thấy là quan điểm
toàn diện của Mỹ. Anh ta nói: "Tôi sẽ lập tức quay trở lại Hà Nội để thông
báo cho phái đoàn Mỹ ở đó về những chuyện đang xảy ra tại miền Nam để
tránh cuộc đổ máu tại Bắc Kỳ. Người Pháp đang đi theo một con đường sai
lầm còn người Anh đã mất trí khi làm những việc họ đã làm". Vào tối 24
tháng 9, Dewey gửi báo cáo cuối cùng với tư cách là chỉ huy Biệt đội 404.
"Nam Kỳ đang rực cháy", Dewey cảnh báo, người Pháp và người Anh đã
kết thúc tại đây, và chúng ta buộc phải cuốn xéo khỏi Đông Nam Á". Mặc
dù cả Dewey lẫn cấp trên của anh ta đều không vui với "hành động đuổi
Dewey" ra khỏi Sài Gòn, nhưng họ không thể làm gì hơn để ngăn cản điều
này. Trên thực tế, những ghi chép về chuyến ra đi của Dewey nhanh chóng
thông qua OSS chuyển trực tiếp tới bàn làm việc của Abbot Low Moffatt
tại Bộ ngoại giao Mỹ. Các bức điện của OSS chỉ ra rằng mặc dù Dewey