OSS VÀ HỒ CHÍ MINH - Trang 460

Dewey cố gắng kháng nghị cả những hành động của tù binh chiến tranh và
sự thiếu hành động của quân Anh. Gracey từ chối gặp anh ta. Tiếp đó
Dewey phàn nàn với quân đội Pháp và được Cédile cảnh báo rằng "đó
không phải việc của anh ta và rõ ràng người Mỹ đáng bị khiển trách về tình
trạng này". Mặc dù về cá nhân cả Gracey lẫn Cédile đều bị thất vọng bởi
những hành động của đám tù binh chiến tranh nhưng họ cũng coi việc
Dewey gặp gỡ các nhóm người Việt là hành động ủng hộ ngầm cho các
hành động của người Việt Nam và gây ra rắc rối. Hôm sau, ngày 24 tháng
9, Gracey lại lần nữa tuyên bố Dewey là "người không được chấp nhận" -
lần này Gracey còn ra lệnh cho Dewey phải "rời khỏi Sài Gòn càng sớm
càng tốt". Dewey không có lựa chọn nào ngoại trừ việc thu xếp rời Sài
Gòn. Chuyến đi được dự định vào 9 giờ rưỡi tối ngày 26 tháng 9.

Với hy vọng ngăn chặn được bạo lực, Gracey ra lệnh tước vũ khí của đám
tù binh chiến tranh và đưa chúng quay trở lại các trại giam đồng thời thả
nhiều người Việt Nam. Nhưng thái độ thù địch của người Việt Nam trong
việc phản ứng lại các hành động của Pháp không thể dễ dàng kìm lại được:
Vào ngày 24 họ bắt đầu phản công. Họ xông vào các nhà tù và giải thoát
cho những người bị bắt, tấn công sân bay, và cắt đứt lưới điện, hệ thống
cung cấp nước. Hành động bạo lực nhất xuất hiện tại ngoại o Sài Gòn, tại
Cité Herault. Nhiều cuộc nổi dậy ít bạo lực hơn xảy ra khắp Sài Gòn trong
đêm đó khi các nhóm Việt Nam phản ứng lại cuộc xâm lược trước kia của
Pháp và cố giành quyền điều hành cách mạng. Trong một nỗ lực duy trì
quyền lực của Việt Minh qua phong trào này, Trần Văn Giàu phát động một
cuộc tổng bãi công, tản cư dân chúng người Việt ra khỏi Sài Gòn, và phong
toả những con đường ra vào thành phố. OSS tường thuật lại các sự kiện về
tổng hành dinh:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.