Và nhiều người trong số họ đồng cảm với khát vọng độc lập của người Việt
Nam, mặc dù chắc chắn họ không bao giờ thừa nhận là đại diện cho những
quan điểm chính thức của Chính phủ Mỹ. Với kết thúc thắng lợi của Chiến
tranh thế giới 2 và triển vọng trở về quê hương, về với gia đình và cả sự an
toàn lẫn nỗi buồn chán của cuộc sống hàng ngày, một vài người nắm lấy cơ
hội để được dành hết tâm trí vào các vấn đề có liên quan đến công việc của
họ và cũng khiến họ quan tâm - sổ phận của những người bạn mới và ảo
tưởng của chính họ như người giải phóng và bảo vệ tự do. Trong bối cảnh
Chiến tranh thế giới 2 điều này có ý nghĩa thật hoàn hảo; chỉ trong giai
đoạn tứ 1965 tới 1975, vai trò trước đây của Mỹ tại Việt Nam mới tràn
ngập những mục đích được che đậy Các thành viên của OSS đã dành đáng
kể thời gian chiến đấu nhằm kết liễu chủ nghĩa phát xít và chế độ độc tài và
mang lại tự do cho các dân tộc bị áp bức ở cả châu Âu lẫn châu Á. OSS đã
sát cánh với các nhóm cộng sản ở cả châu Âu và châu Á và vào thời điểm
đó không cố phân tích những quan điểm chính trị mà chỉ đánh giá khả năng
hành động hiệu quả chống lại kẻ thù của họ. "Tôi được biết rằng ông (Hồ
Chí Minh) đã đến Moskva với tư cách là một người cộng sản, nhưng như
thế thì sao chứ?", Grelecki tranh luận, "Liên Xô và chúng tôi là bạn Đồng
Minh". Vũ Đình Huỳnh cũng khẳng định sự sáng suốt của những thanh
niên Mỹ mà Việt Minh có quan hệ: "Tôi có ấn tượng là vào thời điểm đó,
người Mỹ không quan tâm chúng tôi có phải là cộng sản hay không. Điều
duy nhất họ quan tâm là đánh Nhật". Và đương nhiên nhiều người trong số
họ trên chiến trường đã động lòng trắc ẩn đối với cuộc đấu tranh của nhân
dân Việt Nam giành tự do từ ách áp bức của cả Nhật và Pháp mà một số đã
trực tiếp chứng kiến, đặc biệt là khi những người Việt đã được nói đến
thường trực tiếp thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn trọng triệt để những giá trì
được đại diện bởi những thanh niên Mỹ. Quan sát mối tương tác giữa người
châu Á và người Mỹ, Harold Isaac viết: