Thái Lan, Trung Quốc hoặc Liên Xô. Ông biết cách sử dụng tài hùng biện,
nhưng vẫn luôn chân thành, điều đó sẽ lôi cuốn vị khách. Về mối quan hệ
của ông với những người Mỹ tại chiến trường, thái độ của ông vừa chân
thành vừa thiết thực - dựa vào hy vọng là họ có thể gửi đi những báo cáo
thiện chí có thể giúp ông có được sự công nhận của Mỹ. Phần nào niềm
mong ước này đã trở thành sự thực. Nói chung, những người Mỹ đã gửi đi
những bản báo cáo tích cực. Những phần còn lại lại là một hy vọng sai lầm
làm tràn đầy cả đất nước ông và những người Mỹ một sức mạnh lớn hơn
đáng kể nguồn nội lực một trong hai bên có lúc bấy giờ. Trên thực tế, nếu
không vì cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam thì sau khi lớp bụi của năm
1945 - 1946 đã tan đi, rất ít người còn nhìn lại những trao đổi giữa người
Mỹ và Việt Minh hoặc đặt câu hỏi về động cơ và hành động của Mỹ.
Những báo cáo mà người Mỹ tại chiến trường đã đệ trình hẳn đã lặng lẽ tan
vào cát bụi, hoàn toàn không có tranh cãi và buồn đau ghi dấu hầu hết
những sự kiện liên quan tới mối quan hệ của Mỹ với Việt Nam. Nhiều năm
sau đó, một vài nhà sử học vẫn tìm kiếm lời giải cho câu hỏi tại sao các
thành viên OSS lại "cộng tác" với Việt Minh. Stein Tonnesson đã đưa ra ba
nguyên nhân có thể:
Thứ nhất, những nhân viên chỉ huy các hoạt động này đã được lựa chọn và
đã nhận được chỉ thị khi Roosevelt vẫn còn sống, họ tiếp tục thực hiện
chính sách của ông. Thứ hai, OSS có xung lượng như một cơ quan toàn
cầu, OSS không được cho phép hoạt động tại mặt trận của đô đốc hải quân
Nimiz và tướng McArthur, nhưng lại được chào đón tại Trung Quốc. Vì lợi
ích của OSS được chấp nhận hết mức có thể tại khu vực của Wedemeyer, dĩ
nhíên, OSS cũng hợp tác với các nhà cộng sản Trung Quốc. Thứ ba, việc
thu thập thông tin tình báo chính xác và thực hiện các hoạt động phá hoạ
hiệu quả là lý do tồn tạí của một tổ chức như OSS, thông tin và sự hợp tác
cần phải được tìm kiếm ở nơi chún có thể đạt được hiệu quả cao nhất .