PHÁ ÁN Ư- CỨ ĐỂ SAU BỮA TỐI TẬP 2 - Trang 223

“Bác tôi hay cô Nakazato?” Aihara Misaki nghiêng đầu. “Ai nhỉ? Tôi

chẳng thấy giống ai cả. Tôi cũng chưa từng nghe nói bác tôi dùng mẫu. Có
người mẫu thật ư? Theo tôi thì đây chỉ là cô gái trong tưởng tượng của bác
thôi.”

“Thế hả… hừm…”

Thanh tra im lặng vì mũi tên đi không đúng hướng. Để phá vỡ sự im

lặng, Reiko lên tiếng. Có một điều cô băn khoăn suốt từ nãy.

“Cô Aihara này, tranh Fresco là loại tranh thế nào? Tất nhiên, tôi đã

từng nghe nói đến loại tranh này. Nhắc đến tranh tường là phải nhắc đến
tranh Fresco. Đúng không thanh tra?”

“Ờ, đúng rồi. Chẳng hạn như bức Nhà nguyện Sistina nổi tiếng của

danh họa Michelangelo. Bản thân tôi đã được mục sở thị vài lần.”

Những gì thanh tra nói quanh đi quẩn lại vẫn là chuyện khoe khoang.

“Nhưng tôi không hiểu rõ tranh Fresco cụ thể là sao. Cô có thể giải thích
ngắn gọn được không?”

“Đương nhiên.” Aihara Misaki đáp. “Trong tiếng Ý, ‘fresco’ có nghĩa

là ‘tươi mới’. Giống như từ ‘fresh’ trong tiếng Anh. Nghĩa là khi vữa trên
tường vẫn còn tươi, ta sẽ dùng màu nước để vẽ lên vữa. Khi vữa khô, màu sẽ
lưu lại trên mặt tường. Anh hiểu chứ?”

“Ra là vậy.” Thanh tra gật đầu nhưng rõ ràng là vẫn chưa hiểu.

“Nghĩa là vừa trát vữa vừa vẽ lên tường à?” Reiko nói.

“Chính xác. Sau khi trát vữa bằng bay kim loại lên tường, ta sẽ thay

bay bằng bút vẽ. Vẽ xong lại chuyển sang bay để trát vữa, rồi lại vẽ… Quy
trình này cứ lặp đi lặp lại cho đến khi bức tranh hoàn thành, đây cũng là đặc
trưng của dòng tranh Fresco. Để vẽ được bức tranh tường khổ lớn phải mất
rất nhiều công sức. Vì ngoài tay nghề của một thợ xây còn cần có tài năng
của một nghệ sĩ để có thể kịp vẽ khi vữa còn tươi. Nói vậy chứ tôi cũng
chưa có kinh nghiệm nên không hiểu hết được khó khăn của công việc này.”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.