“Phạm Xuân Ẩn của Reuters, Nguyễn Ngọc Rao của UPI, Võ Huỳnh của
NBC và Hà Thúc Cần của CBS. Họ là những người xuất sắc… Họ đều có ý
thức sâu sắc về công việc của một phóng viên… Họ đều kiêu hãnh; họ là
những thành viên tự do hiếm hoi của một xã hội khép kín, và có lẽ họ còn
cảm thấy bị xúc phạm nhiều hơn chúng tôi khi bất cứ ai đó tìm cách nhồi
nhét cho họ những câu chuyện láo toét”. (50)
Ấp Bắc làm thay đổi phương cách tiếp cận lẫn nhau giữa báo chí và
chính quyền. Có vẻ như MACV luôn thể hiện rằng cuộc chiến đang tiến
triển thuận lợi, rằng sức mạnh của quân địch sa sút, rằng có thêm nhiều thôn
ấp được kiểm soát, vùng nông thôn đã được bình định, nhưng các phóng
viên ở đấy thì không thấy vậy. Phóng viên Malcolm Browne của AP nhanh
chóng nhận ra rằng để có được một câu chuyện chân xác ở Sài Gòn đòi hỏi
“những phương pháp không mấy thoải mái gần giống với cách thức hoạt
động của gián điệp chuyên nghiệp. (51) Cuộc chiến thông tin đã đặt đội ngũ
nhà báo đối chọi với lời khẳng định cuộc chiến đang tiến triển thuận lợi của
tổng thống, đại sứ quán và MACV. Tình hình rất khốc liệt dưới thời
Kennedy, và mọi sự càng tồi tệ hơn khi chiến tranh trở thành cuộc chiến của
người Mỹ. Khi có các phóng viên chuẩn bị đến Việt Nam, Lyndon Johnson
thường bảo họ: “Đừng có giống mấy tay Halberstam và Sheehan nhé. Bọn
chúng là những kẻ phản quốc”.(52)
Cánh báo chí trở thành mục tiêu đặc biệt của bà Ngô Đình Nhu,
thường được gọi là Bà Nhu, em dâu của ông Diệm, người mà sự kiêu căng
đã trở thành biểu tượng của chế độ họ Ngô. Được biết đến với biệt danh
“Rồng cái Việt Nam Cộng hòa” bởi tinh thần chống Phật giáo kịch liệt và
ủng hộ Công giáo mãnh liệt, Bà Nhu tố cáo Phật giáo đã bị Việt Cộng cài
cắm. Khi một nhà sư ở Huế tự thiêu để phản đối, bà đã tố cáo rằng chính
các chức sắc Phật giáo “nướng” vị sư kia, và cả sau này nữa, đã dựa dẫm
vào viện trợ từ nước ngoài bởi xăng là mặt hàng nhập khẩu. Sau khi nổ ra
thêm nhiều hành động chống đối nữa, bà lại tuyên bố, ''Tôi sẽ vỗ tay hoan
nghênh các vụ tự thiêu”.
Cuộc chiến nhằm vào báo chí tại Sài Gòn đã lên đến đỉnh điểm vào
mùa hè năm 1963 khi phóng viên trưởng của Time tại Sài Gòn, Charles