1964 trong thời gian Nguyễn Khánh nắm quyền. Ẩn kể cho tôi đúng cái
điều mà ông đã nói riêng với Bob Shaplen ba mươi năm về trước, rằng khi
CIA biết được những lời đề nghị bí mật của Nguyễn Khánh với Mặt trận
Dân tộc Giải phóng, ông ta sẽ bị truất quyền lãnh đạo vì chính quyền của
Johnson đang hướng tới việc Mỹ hóa cuộc xung đột.(62) “Tôi đã biết rằng
người Mỹ không bao giờ ra đi. Sau này tôi mới biết nhiều người ở Hà Nội
nghĩ khác, nhưng hồi đó tôi không hay biết về suy nghĩ của họ. Tôi chỉ đưa
cho họ sự phân tích chân xác của mình và sau đó mới hay tôi được trao
huân chương”.
Ông Ẩn cho biết nguồn cung cấp chính các thông tin về Nguyễn
Khánh là thành viên CIA Lou Conein, nhưng tôi ngờ rằng ông còn có các
nguồn khác nữa. “Một ngày nọ, Lou Conein trở về sau chuyến bay bằng
trực thăng với Nguyễn Khánh và hét lên với tôi, 'Ẩn, gọi cho vợ con và gia
đình ông thu dọn đồ đạc rồi biến khỏi đây. Mất sạch rồi. Đất nước của ông
sắp rơi vào tay Cộng sản rồi. Mọi việc tệ hơn tôi tưởng, Khảnh đã lên
giường với Mặt trận Dân tộc Giải phóng’. Ông Ẩn giải thích rằng trong khi
đang ngồi chung máy bay, Conein quyết định “thử” Khánh bằng cách nói
vài câu dẫn tới ý niệm rằng “bây giờ có lẽ đã đến lúc tìm kiếm một chính
phủ liên minh và đàm phán với Mặt trận Dân tộc Giải phóng”.
Khánh sập bẫy ngay khi nói rành mạch, chi tiết ý nghĩ của mình với
Conein, người không thể kiềm chế được cảm xúc của mình. “Tôi chưa bao
giờ thấy Lou Conein giận dữ như thế, nhưng ông ấy cũng rất lo cho tôi và
gia đình. Ông ấy cứ quát tháo liên hồi, 'Mất sạch rồi, mất sạch rồi’, Ẩn nhớ
lại. “Khi bình tĩnh lại, Conein nói với tôi rằng ông ấy không nghĩ Khánh sẽ
có thể tìm kiếm được sự ủng hộ cho kế hoạch đàm phán với Mặt trận Dân
tộc Giải phóng. Lúc bấy giờ tôi đã biết rằng CIA sẽ không để Khánh ở lại
lâu. Người Mỹ sẽ không cho phép đàm phán với Mặt trận bởi vì người Việt
Nam không được phép tự tìm kiếm sự đồng thuận, điều đó không phù hợp
với lợi ích của Mỹ”.
Vụ đánh bom vào doanh trại Lục quân Mỹ tại Pleiku vào ngày 7 tháng
2 năm 1965, làm thiệt mạng tám người Mỹ và làm bị thương hơn một trăm
người, đã châm ngòi cho một loạt sự kiện tiếp theo dẫn tới việc lực lượng