được hoàn toàn. Họ phải mạo hiểm tấn công ngay bây giờ… Nixon rất cứng
rắn và sẽ không thương lượng. Chúng ta lại thổi vấn đề lên quá mức khi
nhấn mạnh đây là một sự xâm lược, kêu gọi dư luận thế giới chống lại nó,
nhưng trên thục tế, tất cả những gì chúng ta làm chỉ khiến cho nhân dân Mỹ
hoảng sợ và dồn Nixon đến bờ vực mà thôi”. (77)
Ông Ẩn đã nhận được ba Huân chương Chiến công vào thời điểm ông
nói chuyện với Shaplen về Chiến dịch Lam Sơn và Chiến dịch Xuân - Hè.
Danh tiếng của ông trong vai trò một nhà báo là không có gì phải bàn cãi.
“Tôi gặp Phạm Xuân Ẩn lần đầu vào năm khi tôi mới là chàng trai 24 tuổi
vừa đến Việt Nam với tư cách là một phóng viên của Time”, David DeVoss
nhớ lại. “Lúc đó Ẩn đã là một huyền thoại, một gã thị dân phong lưu vui
tính mang biệt danh 'Tướng Givral' đặt theo tên quán cà phê trên đường Tự
Do mà ông thường xuyên ghé tới. Bất chấp không khí nghi kỵ bao trùm,
mọi người đều tin tưởng Ẩn”. (78) Vỏ bọc của ông luôn vững chắc và trong
hơn một thập kỷ, lưới tình báo H.63 đã bảo vệ ông và các tài liệu của ông.
Nhưng vẫn còn một sứ mệnh cuối cùng nữa - đó là thất bại của cái quốc gia
nằm ở miền Nam.
CHÚ THÍCH: (1) Năm 2006, Tư Cang được phong tặng danh hiệu
Anh hùng vì những công trạng của ông. Tôi phỏng vấn ông ngay sau khi
ông nhận danh hiệu.
(2) Trần Văn Trà, Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm; Vietnam: History
Of The Kết thúc cuộc chiến 30 năm, tập 5. (Viện Nghiên cứu chiến trận,
Báo cáo Đông Nam Á số 1247, 2-2-1983), trang 5-335,
http://cgsc.leavenworth.army.mil/carl/resources/csi/tra/csirp_vhbbt.html.
(3) Sách đã dẫn, trang 43.
(4) “Những huyền thoại để lại”.
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?
ArtideID=164857&ChannelID=89.
(5) Chi tiết lấy từ các cuộc phỏng vấn với Tư Cang và Ẩn.
(6) “Mystery Is the Precinct Where I Found Peace”, trang 269.