lắng nghe những ngôn từ và phong cách của Phạm Xuân Ẩn, đặc biệt là các
thế hệ trẻ, bởi cuộc đời của Ẩn không chỉ là một câu chuyện chiến tranh mà
còn là câu chuyện về hàn gắn, về lòng trung thành với đất nước và bạn bè.
Câu chuyện của ông bao trùm lên hai đất nước trong một giai đoạn gần năm
thập kỷ.
***
Tôi không chắc là có một người nào đó hiểu được con người thực của
Phạm Xuân Ẩn, ngoại trừ mẹ và vợ của ông. Ông đã trải qua phần lớn cuộc
đời với chiếc mặt nạ, trong một vỏ bọc giúp ông có thể đánh lừa mọi người
- các cơ quan tình báo Việt Nam Cộng hòa, CIA của Mỹ, các nhà báo Mỹ,
châu Âu và Việt Nam, quan chức chính quyền miền Nam và thậm chí là cả
người thân trong gia đình, ngoại trừ mẹ và vợ của ông. Danh sách những
người bị Ẩn đánh lừa có cả những nhà tình báo chuyên nghiệp như Edward
Lansdale, William Colby và Lou Coneỉn; các quan chức chính phủ Việt
Nam Cộng hòa như Nguyễn Cao Kỳ và Trần Văn Đôn; giám đốc tình báo
của chính quyền Ngô Đình Diệm - bác sĩ Trần Kim Tuyến; những nhà báo
đồng nghiệp và bạn bè người Việt như Nguyễn Hưng Vượng, người đống
thời làm việc cho CIA, và Cao Giao, người mà cùng với Ẩn và Vượng,
được coi là “tam ca giọng nam cao” của Đài phát thanh Catinat. Danh sách
dài những phóng viên bị qua mặt có David Halberstam, Robert Shaplen,
Francis Fitzgerald, Robert Sam Anson, Neil Sheehan và Stanley Karnow.
Tất cả những cá nhân này đều hãnh diện về khả năng nhìn thấy sự thật. Thế
nhưng, không một ai trong số họ từng nghi ngờ Phạm Xuân Ẩn là điệp viên
Cộng sản.
Khi chiến tranh kết thúc, mỗi người trong số đó đều ngả mũ trước Ẩn
về khả năng hoạt động của ông. Phần lớn những người bị qua mặt đã chọn
tình bạn thay vì giận dữ trước sự thật rằng bạn của họ từng là một điệp viên.
Phần lớn đều phủ nhận khả năng họ đã bị lợi dụng làm nguồn tin phục vụ
cho các báo cáo gửi ra Hà Nội. Ông Ẩn kể với tôi rằng, sau chiến tranh, cựu
Giám đốc CIA William Colby tới Việt Nam với mong muốn gặp ông, mang