phương cách nhằm bảo vệ đất nước của chúng tôi khỏi các cuộc tấn công
của kẻ thù.
Đó là bởi Phạm Xuân Ẩn không bao giờ coi nước Mỹ là kẻ thù. “Ông
thấy đấy, lúc tòa Tháp đôi sụp đổ và lúc tôi đọc bản báo cáo của Uỷ ban
điều tra vụ 11-9, tôi một lần nữa lại nghĩ rằng đất nước hùng mạnh nhất
hành tinh đã bị làm tổn thương bởi họ không hiểu được tính chất dễ bị
thương tổn của mình”, ông Ẩn nói. “Tất cả những người chiếm máy bay kia
đều từng sống và học ở Mỹ, giống tôi. Có thể họ đã làm bạn với những
người Mỹ theo những cách mà tôi đã từng. Sự khác biệt lớn ở đây là, tôi
được đưa tới Mỹ không phài để hủy diệt nước Mỹ. Tôi tới đó để học tâm lý
của họ và qua đó có thể hiểu rõ hơn về một kẻ thù tiềm tàng. Tôi đã khóc
sau khi tòa Tháp đôi sụp đổ và không thể mừng sinh nhật vào ngày 12
tháng 9. Ngày ấy thật buồn”.
Cho tới tận hôm nay, tôi vẫn không biết được làm sao một con người
có thể sống một cuộc đời dài dàng dặc trong tình trạng bí ẩn và che giấu,
như cái tên của ông. Làm sao Ẩn có thể tồn tại được mà không bị bắt hoặc
vấp phải một sai lầm, sơ sót nào? Làm thế nào để có thể xây dựng được tình
bằng hữu dựa trên sự dối lừa và, khi mà sự dối lừa đó bị phơi bày, vẫn có
rất ít người cảm thấy bị phản bội? Đó là lý do tại sao tôi lại chọn tên sách là
ĐIỆP VIÊN HOÀN HẢO. Tôi tin Phạm Xuân Ẩn không phản bội ai cả. Tôi
sẽ chia sẻ nhiều điều về khía cạnh này. Ông trở thành điệp viên không phải
vì tiền hoặc danh tiếng cá nhân, ông lãnh nhận nhiệm vụ bởi vì ông yêu đất
nước và có một giấc mơ cho đất nước của ông. Ẩn đã hoàn tất sứ mệnh và
nhờ đó ông trở thành Anh hùng tại Việt Nam.
Một phần trong bí ẩn của con người Phạm Xuân Ẩn bắt đầu với câu
hỏi - “Con người thực của Phạm Xuân Ẩn là ai?”. Đó là con người trước,
trong hay sau chiến tranh? Liệu có thể biết được điều đó hay không? Liệu
chính bản thân ông Ẩn có biết câu trả lời? Ẩn từng được hướng dẫn rằng
nếu ông không thực sự hóa thân vào chiếc mặt nạ của mình, ông sẽ thất bại
trong sứ mệnh và sẽ chết giống như con cá nằm trên thớt, ông buộc phải trở
thành một người khác, không chỉ trong cách thức hành xử với mọi người,
mà còn trong cách sống và suy nghĩ của chính ông. Bằng cách ấy, ông đã