tại sao mỗi khi có một người bạn ngày xưa tới Thành phố Hồ Chí Minh,
giới chức thường thông báo là ông Ẩn không muốn gặp họ hoặc đã đi khỏi
thành phố. “Năm 1982, trên đường tới Campuchia, tôi ở lại Sài Gòn vài
ngày”, Dan Southerland nhớ lại. “Trong những ngày đó, bất kỳ phóng viên
nào đi qua Sài Gòn đều phải làm việc với một 'cán bộ giám sát' của Việt
Cộng, ông cán bộ mà tôi gặp là một người lớn tuổi tên là Phương Nam. Tôi
hỏi ông ta rằng tôi có thể gặp ông Ẩn được không. Phương Nam bảo để
kiểm tra xem, rồi sau đó trở lại với câu trả lời: 'ông ấy không muốn tiếp
khách ngoại quốc. Mười ba năm sau, Southerland cuối cùng đã được gặp
Ẩn. “Ông ta đã lừa ông đấy”, Ẩn nói với Southerland trong lần gặp đầu tiên
sau ba mươi năm. “Tôi đã rất muốn gặp ông”. (17)
Stanley Karnow cũng kể câu chuyện tương tự về một chuyến thăm vào
năm 1981:
“Tôi đề nghị một quan chức Cộng sản sắp xếp một cuộc gặp giữa tôi
và ông ấy”.
“Quên chuyện đó đi’, vị quan chức ngắt lời. “Đại tá Phạm Xuân Ẩn
không muốn gặp ông hay bất kỳ người Mỹ nào”.
‘“Đại tá Ẩn?”
“'Đúng rồi!” - Vị quan chức đáp “ông ấy là người của chúng tôi”. (18)
Ẩn không còn lựa chọn nào khác ngoài việc trở thành một “ông nội
trợ” như lời ông nói và thường đùa rằng mình là “triệu phú thời gian”, hằng
ngày thường đọc sách, nghe đài BBC và làm việc lặt vặt cho vợ.(19) Ồng
cũng trở thành một người huấn luyện gà chọi nổi tiếng Sài Gòn, một thú
chơi mà chế độ mới đã đặt ra ngoài vòng pháp luật nhưng vẫn có nhiều
người chơi chui.
Giữa lúc ấy, người bạn cũ Nguyễn Xuân Phong của Ẩn mãn hạn năm
năm tù. Hai “kẻ thù huynh đệ” giờ chung sống trong một đất nước Việt
Nam thống nhất vẫn thường gặp nhau: “Suốt hai chục năm, từ 1980 đến
2000, Ẩn và tôi thường gặp nhau nhiều lần mỗi tuần, phần lớn thời gian
ngồi nhâm nhi cà phê vỉa hè trên đường Đồng Khởi để thư giãn và quên đi
quá khứ. Thậm chí các nhân viên an ninh còn chụp ảnh chúng tôi và cố
gắng tìm hiểu xem chúng tôi đang âm mưu điều gì!”