lời thú tội của Lê Việt. “Ẩn, lúc này là phó bí thư của Uỷ ban Nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh, một vị trí tương đương với phó thị trưởng”, đã
không chịu phản bội một người bạn và là đồng nghiệp của mình, nên bắn
tiếng cho bên công an rằng “không nên làm khó cho tôi”, Lê Việt kể. Khi
tôi kể lại chuyện này với Ẩn, ông thở dài, “cơ quan an ninh nghĩ ai cũng là
người của CIA, họ không tin ai hết, kể cả tôi”. Thực ra Ẩn chưa bao giờ giữ
bất cứ chức vụ nào trong Uỷ ban nhân dân hoặc cơ quan đảng ở địa
phương.
***
NGỌN GIÓ THAY ĐỔI CHẬM CHẠP cuối cùng cũng thổi tới Việt
Nam vào năm 1986 khi Đại hội Đảng Cộng sản toàn quốc lần VI khởi động
kế hoạch Đổi Mới, một chương trình đổi mới kinh tế nhằm cải tổ xã hội và
kích thích kinh tế phát triển. Các lãnh đạo đảng tuyên bố ý định xây dựng
một nền kinh tế nhiều thành phần, bao gồm kinh tế quốc doanh, kinh tế tập
thể và sở hữu tư nhân. Đầu tư nước ngoài được khuyến khích, và một thái
độ khoan dung hơn dần được mở ra trong việc tiếp xúc với phương Tây
cũng như bày tỏ ý kiến ở trong nước.
Năm 1988, Bob Shaplen tới Thành phố Hồ Chí Minh và đề nghị được
gặp Ẩn. Lần đầu tiên, cơ quan an ninh đã cho phép gặp mặt, với điều kiện
là một đại diện của Bộ Ngoại giao cũng có mặt. Khi cuộc tái ngộ sắp kết
thúc, Ẩn đề nghị người bạn ở Bộ Ngoại giao ban cho một đặc ân: Liệu ông
và Shaplen có thể đi ăn tối chung hay không? Đề nghị được chấp thuận.
“Chúng tôi tới khách sạn Majestic”, Ẩn nhớ lại. “Tôi nghĩ đây là lần đầu
tiên tôi được phép nói chuyện riêng với một người bạn cũ từ thời chiến
tranh. Tôi không muốn buổi tối hôm đó kết thúc”.
Khi trở về Mỹ, Shaplen nói rằng có lẽ chính phủ Việt Nam đã nới lỏng
việc tiếp xúc của Ẩn với các đồng nghiệp cũ. Trong vòng vài tháng sau,
Neil Sheehan, Stanley Karnow, Robert Sam Anson và Morley Safer đã
được phép ghé thăm. Chính trong bối cảnh đó mà một câu chuyện đáng chú
ý đã được mở ra liên quan tới tình bạn bền chặt giữa những đồng nghiệp cũ,