Ẩn làm cho Time với mức lương thấp, cũng như việc ông ấy tiếp tục giúp
đỡ tất cả những phóng viên của Time có dịp đi qua Sài Gòn, tôi thấy cái lắc
đầu đó là quá quắt nhưng chuyện là như thế đấy”. (38)
Anson gợi ý một người nào đó tới tòa soạn New Yorker và đề nghị họ
hiến tặng như là một cử chỉ tưởng nhớ Robert Shaplen, người đã qua đời
vào tháng 5 năm 1988, nhưng ông lo ngại rằng, nếu không có sự tài trợ của
các tổ chức, chỉ với sự quyên góp của từng cá nhân thì rất khó đạt được
mục tiêu. Ông liệt kê danh sách những người có thể tiếp cận để vận động
ủng hộ - “David Greenway, Dick Clurman, Murray Gart và những phóng
viên như Bill Stewart, trưởng văn phòng Hồng Kông, người mà Ẩn cũng
viết thư trực tiếp để nhờ giúp đỡ; Stanley Cloud, người mới đây đã gặp Ẩn;
Laura Palmer, người 'dành hết cho Ẩn’. Jim Willwerth tại văn phòng L.A,
Burt Pines của Tổ chức Heritage, Bill Marmon, Pippa Marsh, Jon Larsen,
Jim Wilde, John Sarr, cựu thành viên của Life tại Sài Gòn và giờ đang làm
việc cho People, Dick Swanson và Germaine Greer [nguyên văn] của
Germaine… Bà ấy chống Cộng kịch liệt, thế nên hãy chuẩn bị tinh thần để
hứng cơn thịnh nộ… Beverly Deepe”.
Việc liên lạc với Ẩn cũng gặp nhiều khó khăn; công tác theo dõi đã
được tăng cường kể từ sau cuộc phỏng vấn của Safer, và ông không có một
máy fax hoặc điện thoại an toàn. “Cho tới nay, hoặc là tôi tự mình tới Sài
Gòn hoặc là gửi thư tay thông qua những phóng viên đến đấy”, Anson giải
thích với McCulloch, “Gửi thư tay cũng gặp khó khăn, bởi rất ít phóng viên
sang đấy. Cũng may là tôi đã có được ít nhất một người đưa thư. Đó là
Alison Krupnick làm việc cho Chương trình Ra đi có trật tự (ODP)(*) của
Bộ Ngoại giao Mỹ. Nói tiếng việt rất sõi, Aỉison đến Sài Gòn thường xuyên
và sắp tới sẽ đi vào ngày 3 tháng 9. Nếu ông có nhắn gì cho Ẩn từ lúc này
cho tới thời điểm đó, hãy fax cho tôi càng sớm càng tốt. Tôi hy vọng Alison
có thể làm bồ câu đưa thư đều đặn, nhưng điều đó cũng chưa có gì chắc
chắn cả”.
Alison Krupnick có mười năm làm cán bộ Cục Công tác nước
ngoài(**) và làm việc cho ODP từ năm 1988 đến 1992. Cô đã đến Việt
Nam hơn ba mươi lần trong giai đoạn đó. “Thời kỳ cao điểm của chương