trình (ít nhất là trong nhiệm kỳ công tác của tôi), mỗi tháng chúng tôi thực
hiện hai chuyến đi, mỗi chuyến kéo dài hai tuần để phỏng vấn”. (39)
Krupnick nhớ lại lần cô tới thăm nhà Ẩn, bề ngoài là để hỏi ông về việc liệu
Hoàng Ân đã biết chuyện cha mình hoạt động tình báo thời chiến tranh hay
không. “Tôi nhớ là mình đã rất ấn tượng bởi phẩm cách của ông ấy. Gặp
ông giúp tôi có được một hình ánh minh họa nữa về sự phức tạp của cuộc
đấu tranh giành độc lập của người Việt Nam. Rất nhiều nhà báo rõ ràng đã
kính trọng và tin tưởng Phạm Xuân Ẩn. Nhưng ông lại là một điệp viên.
Điều đó khiến tôi băn khoăn rằng liệu ông có phải là con người hành động
theo lương tâm, một người chiến đấu theo lương tâm mình hay chỉ là một
kẻ cơ hội… Là một người Mỹ trẻ và ngây thơ chưa từng chứng kiến trực
tiếp cuộc chiến, tôi chỉ đơn giản hình dung mình sẽ làm gì nếu những
nguyên tấc của tôi hoặc gia đình tôi bị đe dọa. Câu chuyện của Phạm Xuân
Ẩn, giống như câu chuyện của nhiều người mà tôi từng gặp, là một sự nhắc
nhở tôi rằng sự vật không luôn luôn đen hoặc trắng”. (40)
______________________
(*) Orderly Departure Program (ODP) là một chương trình cho phép
người Việt Nam tị nạn nhập cánh vầo Mỹ sau chiến tranh, bắt đầu từ năm
1979 và khép lại vào năm 1994.
(**) Foreign Service là cơ quan triển khai các chính sách đối ngoại của
chính phủ Mỹ và hỗ trợ người Mỹ ở nước ngoài.
______________________
“Aỉison Krupnick tới kiểm chứng chỗ tôi”, ông Ẩn nhớ lại, “và muốn
biết về những gì con trai tôi biết thời chiến tranh. Tôi nói với cô ta rằng tôi
không có mạng lưới nào cả, không có ai khác giúp đỡ tôi, và rằng tôi là một
con sói đơn độc. Vì thế, con trai tôi không biết gì cả; cậu ấy hoàn toàn
không biết những gì tôi làm. Chỉ đến khi tôi được phong Anh hùng vào năm
1976 thì con trai tôi mới biết”.