PHẠM XUÂN ẨN - ĐIỆP VIÊN HOÀN HẢO X6 - Trang 52

Ông cũng bảo rằng ông không muốn đọc bản thảo trước khi sách xuất

bản, và dẫn câu thành ngữ Việt Nam “Văn mình, vợ người” để minh họa.
Có nghĩa là người ta hay tự coi văn của mình luôn là hay nhất, còn vợ
người khác thì luôn tốt đẹp hơn vợ mình. Người ta luôn mưu cầu những thứ
mà họ đang thiếu. Ẩn cho biết nếu đọc bản thảo của tôi, ông sẽ bắt gặp
nhiều chỗ không thích, nhưng khi đã quyết định không tự viết hồi ký, thì
ông cũng sẽ không thể ngồi rồi phán xét những điều mà người chấp bút tiểu
sử cho mình đúc kết.

Ngay tức thì, tôi thấy mình cần phải chạy đua với thời gian. Ông Ẩn đã

rất yếu và hay nói về cái chết. “Tôi sống thế này là quá dài rồi” là câu cửa
miệng của ông, thường đi kèm một nét cười trên gương mặt. Bây giờ, sau
khi đã có sự ủy thác chính thức, tôi quyết định tới thăm thường xuyên hơn,
bởi biết rằng ông có thể ra đi bất cứ lúc nào. Tôi cho rằng do biết được ngày
sau cuối đang tới gần mà Ẩn càng trở nên cởi mở hơn, ông cung cấp cho tôi
các tài liệu thời chiến, hàng chục tấm ảnh và thư tín cá nhàn, cho tôi tiếp
cận các thành viên trong mạng lưới của ông, rồi bạn bè của ông, và, quan
trọng nhất, ông đã cho tôi xem tận đáy chiếc tủ tài liệu của gia đình - một
chiếc tủ sắt cũ và rỉ sét lưu giữ hàng chục tài liệu ẩm mốc.

Cuối năm 2005, Phạm Xuân Ẩn có hai quyết định nhằm chứng tỏ tư

cách của tôi là người viết hồi ký chính thức cho ông. Lúc ấy, Đài truyền
hình Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu sản xuất bộ phim tài liệu mười tập về
cuộc đời ông. Viết kịch bản cho bộ phim là nhà báo Nguyễn Thị Ngọc Hải,
tác giả cuốn hồi ký đoạt giải. Tôi được phỏng vấn cho chương trình đó, và
ông Ẩn đã yêu cầu đoàn làm phim ghi hình kéo dài một giờ buổi làm việc
giữa tôi với một người Việt Nam viết hồi ký cho ông, Hoàng Hải Vân, nhà
báo đã viết Phạm Xuân Ẩn: Tướng tình báo chiến lược. Để dàn cảnh, nhà
làm phim sắp xếp để tôi đi xe hơi từ khách sạn tới nhà ông Ẩn, và việc ghi
hình bắt đầu khi ông Ẩn đón tôi ở cổng trước.

Tối hôm đó, tôi đi ăn với đoàn làm phim. Hải Vân và tôi trao đổi các

câu chuyện về ông Ẩn, dù thế tôi e rằng cả hai đều không để lộ hết các lá
bài. Tôi đã có nhiều cuộc trò chuyện với bà Lê Phong Lan, đạo diễn của
loạt phim, người rất tò mò về quãng thời gian ông Ẩn sống ở Mỹ. về sau tôi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.