tới là “Tổ điệp báo anh hùng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam”.
Đảng hướng Ẩn vào nghề báo để tạo vỏ bọc, quyên tiền để ông đi Mỹ, và
khéo léo tạo ra một lý lịch giả để bảo vệ vỏ bọc của ông. Hồ sơ đảng ghi tên
ông là Trần Văn Trung để bảo vệ bí mật. Ẩn bảo với tôi rằng đây là định
mệnh của ông và con người ta không thể chống lại định mệnh ấy. Thời trẻ,
ông đã đọc Voltaire. “Chớ để tâm tới đớn đau và khoái lạc”, ông nói. “Lúc
bấy giờ tôi mới mười bảy, mười tám tuổi. Tôi làm theo tất cả những gì mà
họ hướng dẫn”.
Phạm Xuân Ẩn trở thành điệp viên trong bối cảnh các lãnh đạo Đảng
Cộng sản nhận thấy rằng người Mỹ đang trong quá trình thay thế thực dân
Pháp ở Việt Nam. Một lần nữa người Việt Nam không được phép tự định
đoạt tương lai của mình. Không để Việt Nam rơi vào tay “Cộng sản” được
coi là vấn đề then chốt đối với lợi ích an ninh nước Mỹ. Đấy là chiến tranh
lạnh, sự cấm vận, học thuyết domino, chứ chẳng liên quan gì tới lợi ích
người Việt Nam cả. Điều đó sẽ dẫn đến chết chóc và hủy diệt.
Sứ mệnh của ông Ẩn trong vai trò một điệp viên là cung cấp các báo
cáo tình báo chiến lược về kế hoạch chiến tranh của Mỹ và sau đó gửi vào
“rừng” cho ban chỉ huy. Là một nhà phân tích tình báo, ông lấy hình mẫu
cho mình là điệp viên CIA Sherman Kent, tác giả cuốn Tình báo chiến lược
phục vụ chính sách toàn cầu của Mỹ, tài liệu được coi là kinh điển của tình
báo chiến lược.(7) Ông Ẩn nghiên cứu về Kent và học được những bài học
tình báo đầu tiên từ đại tá huyền thoại Edward Lansdale cùng các cộng sự
bí mật của ông này, những người đến Việt Nam vào năm 1954. Trên cơ sở
những đầu mối sơ khởi ấy, ông Ẩn đã lập nên một danh sách nguồn tin có
thể nói là tốt nhất và phong phú nhất tại Sài Gòn, và nhờ đó đã cung cấp
cho Hà Nội thứ mà họ cần nhất - những đánh giá toàn diện về chiến thuật
và các kế hoạch chiến sự của Mỹ. Vào giai đoạn người Mỹ mới xây dựng
lực lượng ở Việt Nam, ông Ẩn được coi là điệp viên giá trị nhất trong tất cả
những người được cài vào miền Nam bởi ông đã tạo được một vỏ bọc gần
như không thể xuyên thủng. Các báo cáo của ông chính xác đến mức Tướng
Giáp đã nói đùa, “Giờ thì chúng ta đã có mặt trong phòng tác chiến của
Mỹ”.(8)